| Hotline: 0983.970.780

Chuyên canh cây ăn trái đặc sản

Thứ Hai 14/07/2014 , 08:15 (GMT+7)

Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Bến Tre nhằm nâng mức thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn lên 29 triệu đồng năm 2015 và 46 triệu đồng năm 2020.

Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững đang được tỉnh Bến Tre chỉ đạo triển khai chuyển đổi vườn cây ăn trái kém hiệu quả sang trồng cây đặc sản nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiện huyện Chợ Lách đang tập trung chuyển đổi gần 400 ha sang trồng chôm chôm, bưởi da xanh, sầu riêng, cây giống... tại các xã Long Thới, Hòa Nghĩa, Hưng Khánh Trung B, Tân Thiềng, Vĩnh Hòa. Đồng thời, tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch thành vùng cây trái đặc sản; kiểm tra, giám sát quy hoạch; đến năm 2020 có 80% diện tích đất SXNN đúng theo quy hoạch.

Ông Phan Văn Khổng, GĐ Trung tâm Khuyến nông Bến Tre cho biết: “Trước mắt sẽ tiến hành xây dựng mỗi xã một mô hình mẫu khoảng 1 ha để sau đó nhân rộng và từng bước nâng cao chất lượng cây giống, thông tin định hướng thị trường, nhu cầu các chủng loại giống để ổn định SX.

Cụ thể sẽ chuyển đổi 200 - 300 ha nhãn tiêu da bò nhiễm bệnh chổi rồng sang giống nhãn khác và các loại cây trồng khác gắn với vùng SX cây trái tập trung. Xây dựng mô hình chuyển đổi từ nhãn tiêu da bò sang nhãn xuồng cơm vàng, nhãn Ido phù hợp với địa bàn các xã Hòa Nghĩa, Vĩnh Bình, Long Thới. Còn một số diện tích nhãn đã nhiễm bệnh tại các xã Phú Phụng, Vĩnh Bình sẽ chuyển sang trồng chôm chôm tập trung".

ThS Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chợ Lách cho rằng, để nâng cao chất lượng vườn cây ăn trái cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Chọn vùng đất thích nghi để quy hoạch thành vùng chuyên canh. Chọn cây giống có phẩm chất cao, sạch bệnh và khi trồng phải lên liếp, đắp mô, thực hiện SX theo các tiêu chuẩn an toàn, tưới nước bón phân cân đối, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, hạn chế sử dụng phân, thuốc hóa học.

“Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Bến Tre nhằm nâng mức thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn lên 29 triệu đồng năm 2015 và 46 triệu đồng năm 2020. Từng bước thay đổi căn bản nền SXNN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm hàng hóa và phát triển bền vững, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế vườn bình quân 8 - 9%/năm, giai đoạn 2012 - 2015 và 10%/năm, giai đoạn 2016 - 2020”, ông Trần Anh Tuấn nói.

Thu hoạch trái đúng thời điểm, đúng cách và trái cây bán ra thị trường cần có nhãn hiệu, thương hiệu, giấy chứng nhận GAP… Ứng dụng công nghệ tiên tiến nâng cao năng suất cây trồng ở một số cây chính như bưởi da xanh, sầu riêng, chôm chôm, măng cụt nhằm đẩy năng suất tăng từ 0,8 - 1,4 tấn/ha.

Tập trung hỗ trợ tập huấn, khuyến nông và các dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững. Đẩy mạnh công tác chuyển giao TBKT vào SX nhằm tạo ra sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu thị trường và nâng cao hiệu quả kinh tế vườn.

Xây dựng mô hình chôm chôm năng suất 40 tấn/ha, sầu riêng 30 tấn/ha, bưởi da xanh 25 tấn/ha, măng cụt 15 tấn/ha và sau đó nhân rộng. Xây dựng vùng SX 300 ha chôm chôm đạt chuẩn VietGAP đến năm 2015 và 600 ha đến năm 2020...

Để đạt mục tiêu trên, huyện Chợ Lách đang tiến hành khảo sát, chọn lọc vùng trồng 300 ha chôm chôm ở các xã Tân Thiềng, Hòa Nghĩa, Long Thới, Hưng Khánh Trung B, Sơn Định, Vĩnh Bình, Phú Phụng, thị trấn Chợ Lách. Thành lập tổ liên kết SX gắn với vùng trồng. Đào tạo, tập huấn, chuyển giao quy trình thực hành SX VietGAP cho các tổ liên kết.

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre nhấn mạnh: “SX cây ăn trái, cây giống, hoa kiểng là một thế mạnh của tỉnh nên sẽ được ưu tiên trong quá trình triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Vốn thực hiện được huy động chủ yếu từ nông dân, DN, các hình thức hợp tác công - tư và ngân sách...

Tỉnh sẽ tạo điều kiện tốt nhất để nhà vườn tiếp cận được các chính sách hỗ trợ. Củng cố và nâng cao năng lực bộ máy quản lý ngành nông nghiệp, nhất là cho nông dân. Khuyến khích nông dân tích cực ứng dụng TBKT, công nghệ mới vào SX. Xây dựng và nhân rộng các điển hình, mô hình hiệu quả".

Xem thêm
Doanh nghiệp là đầu kéo phát triển chăn nuôi quy mô lớn

An Giang xác định được vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp trong việc nâng cao giá trị của ngành chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung gắn an toàn sinh học.

Nghề mới lên đời

BÌNH ĐỊNH Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, phong trào nuôi thú cưng ở phố thị theo đó cũng nở rộ, kéo theo nghề điều trị, làm đẹp cho thú cưng phát triển.

Đào Bắc Hà mất mùa, giá cao

LÀO CAI Hiện đào Pháp ở Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch. Năm nay cây đào không được mùa nên giá cao hơn mọi năm.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.