| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 23/06/2010 , 13:15 (GMT+7)

13:15 - 23/06/2010

Chuyện cắt điện& văn hóa từ chức

Chuyện thời sự nhất, được quan tâm và bàn luận nhiều nhất bây giờ, không hẳn là dự án xây dựng đường sắt cao tốc không qua được “cửa” Quốc hội, không hẳn là chuyện World Cup năm nay nhạt nhẽo,…mà chính là vấn đề thiếu điện.

Ảnh minh họa
Chuyện thời sự nhất, được quan tâm và bàn luận nhiều nhất bây giờ, không hẳn là dự án xây dựng đường sắt cao tốc không qua được “cửa” Quốc hội, không hẳn là chuyện World Cup năm nay nhạt nhẽo,…mà chính là vấn đề thiếu điện.

Bất cứ nơi nào người ta cũng nói chuyện về cắt điện tràn lan, vô tội vạ, ảnh hưởng lớn đến SX và đời sống, gây bức xúc, bực mình quá nhiều cho người dân.

Bức xúc đến nỗi, ngay tại Thủ đô, điện cũng bị cắt liên miên. “Nhà đèn” chẳng hiểu vô tình hay cố ý, cắt điện vào giữa thời điểm trận nắng nóng kỷ lục trong suốt 60 năm qua, với lý do rất vớ vẩn: Bảo dưỡng và cải tạo đường dây trước mùa mưa bão. Ô hay trước đây cả tháng sao không sửa đường dây mà nhằm đúng lúc nóng nhất để sửa. Điện bị cắt nhiều đến nỗi, dù chẳng phải cơ quan chủ quản, nhưng UBND TP Hà Nội cực chẳng đã phải ra văn bản “cấm cắt điện” đối với TCty Điện lực HN.

Đỉnh điểm của mâu thuẫn giữa người dân và “ông nhà đèn” là vụ việc một số nhân viên chi nhánh điện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình) đã bị người dân bắt phơi nắng ngoài trời cả mấy tiếng do "tội" cắt điện vô tội vạ. Trong 2 ngày 17-18/6, hàng trăm người dân xã Quỳnh Hội, Quỳnh Phụ đã áp giải lãnh đạo chính quyền xã đến bao vây Chi nhánh điện và UBND huyện Quỳnh Phụ để đòi được phân phối điện một cách công bằng.

Thực ra, nỗi “uất ức” của dân không phải không có cơ sở. Tại khu vực huyện, khách hàng nào bỏ tiền ra đấu nối đường dây trực tiếp từ trạm điện về cơ sở thì được cấp điện liên tục, nếu không thì bị cúp. Do vậy mới xảy ra sự việc trên. Một số người quá khích đã bắt một số nhân viên chi nhánh điện phơi nắng hoặc nhốt trong nhà kín để chịu cảnh nóng nực, đồng thời cắt dỡ đường dây điện của nhà Chủ tịch UBND huyện.

Chuyện “nội bộ” về điện còn chưa hết “nóng”, thì người dân lại “hóng” sang chuyện ở nước I-rắc xa xôi. Ở đó, ông Bộ trưởng Năng lượng vừa mới từ chức trước làn sóng phản đối của người dân về tình trạng thiếu điện. Ông này tuyên bố từ chức chỉ vài giờ sau khi người biểu tình xuống đường ngày thứ ba liên tiếp. Mùa hè nóng nực và oi bức năm nay ở I-rắc khiến tình trạng căng thẳng vì thiếu điện lên cao.

Thiếu điện, Bộ trưởng của “Tây” từ chức ngay. Còn ở ta, chuyện thiếu điện đã được nói từ năm này qua năm khác, từ mùa hè này đến mùa hè kia. Dân phản đối, chính quyền cũng kiên quyết không ủng hộ “ông điện”. Thế nhưng, cả Bộ chủ quản là Công thương, cả một tập đoàn lớn như EVN, tuyệt nhiên chưa thấy có ai “tôi xin nghỉ việc vì chưa hoàn thành nhiệm vụ” cả.

Đúng là chỉ có ở Việt Nam!

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm