| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 11/03/2015 , 06:15 (GMT+7)

06:15 - 11/03/2015

Chuyện chỗ ngồi trong các phiên tòa

Việc chỗ ngồi trong phiên tòa giữa kiểm sát viên và luật sư như hiện nay, là vấn đề đã được giới LS và ngay cả các thẩm phán phê phán nhiều lần.

Việc Ban soạn thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) sửa đổi lần này vẫn để nguyên quy định vị trí của kiểm sát viên (KSV) cao hơn vị trí của luật sư (LS) trong các phiên tòa hình sự, một vấn đề được coi là tồn tại từ lâu, làm dấy lên nhiều cuộc tranh luận kéo dài, đã khiến Liên đoàn LS Việt Nam, nhiều đoàn LS của các tỉnh, thành phố trên cả nước, và ngay cả một số thẩm phán của các cấp tòa, phản ứng.

Trong mỗi phiên tòa, hội đồng xét xử (HĐXX) là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp, có thẩm quyền ra bản án kết luận người bị xét xử, tức bị cáo, có tội hay không có tội, và có tội thì mức án như thế nào, sau khi đã căn cứ vào mức độ nguy hiểm do hành vi của bị cáo gây ra cho xã hội, những điều luật trong Bộ luật Hình sự được áp dụng, các tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng mà bị cáo được hưởng hay phải chịu, để lượng hình.

Còn trong mỗi phiên tòa, KSV là người tiến hành tố tụng, nhưng lại là người buộc tội. Còn bị cáo là người tham gia tố tụng, nhưng là những người được quyền gỡ tội.

Việc gỡ tội đó, bị cáo có thể tự mình thực hiện hay nhờ LS theo quy định của pháp luật. Bị cáo tuy có thể bị tước một số quyền tự do như bị bắt tạm giam hay tại ngoại nhưng bị cấm không được đi khỏi nơi cư trú, nhưng chưa mất quyền công dân, chưa bị coi là tội phạm. Vì vậy quyền buộc tội và quyền gỡ tội là bình đẳng, thể hiện trong phần tranh tụng.

Đặt vị trí của KSV cao hơn vị trí của LS và bị cáo trong phiên tòa, là thể hiện sự bất bình đẳng trong tranh tụng, là ngầm thể hiện sự công nhận việc buộc tội của KSV là đúng ngay từ đầu, khiến người dự khán dễ hiểu nhầm rằng HĐXX cũng là cơ quan buộc tội.

Việc chỗ ngồi trong phiên tòa giữa KSV và LS như hiện nay, là vấn đề đã được giới LS và ngay cả các thẩm phán phê phán nhiều lần.

Theo thẩm phán Phạm Công Hùng (Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM), thì việc thay đổi vị trí ngồi giữa KSV và LS trong lần sửa đổi BLTTHS lần này (từ việc KSV được ngồi cao hơn LS xuống ngang hàng nhau) là rất cần thiết, bởi thứ nhất, nó đề cao tinh thần của Hiến pháp mới là đề cao vai trò tranh tụng trong xét xử (nguyên tắc tranh tụng được bảo đảm).

Và thứ hai, là nó thể hiện thái độ dứt khoát của nhà nước trước một vấn đề đã gây ra tranh luận nhiều năm nay. Nhưng rất tiếc, trong lần sửa đổi BLTTHS lần này, vấn đề đó lại vẫn bị bỏ qua. Còn theo Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Lê Thúc Anh, thì chỗ ngồi của KSV và LS trong tòa là hết sức quan trọng, vì nó vừa thể hiện sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, vừa làm nổi bật vị trí trung tâm của HĐXX.

Việc bố trí chỗ ngồi như hiện nay đã không thể hiện được vai trò của bên gỡ tội, đối trọng với bên buộc tội là KSV. Dù chỉ là hình thức, nhưng điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới địa vị của LS trong tố tụng.

“Với cách bố trí chỗ ngồi như hiện nay, tôi cho rằng chưa phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp đã đặt ra. Do chỗ ngồi của LS được đặt phía dưới chỗ ngồi của KSV, nên mới nhìn qua đã thấy bất bình đẳng giữa hai bên rồi”, lời Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam nói với báo chí.

BLTTHS sửa đổi vẫn đang trong quá trình soạn thảo. Hy vọng những ý kiến trên sẽ được Ban soạn thảo tiếp thu và điều chỉnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm