| Hotline: 0983.970.780

Chuyện cỗ quê tôi

Thứ Năm 01/11/2012 , 11:34 (GMT+7)

Tình trạng mùa cưới ở quê tôi rộ lên đã kéo dài từ nhiều năm nay. Càng những năm gần đây, mật độ đám cưới ngày càng dày lên.

Hôm đầu tuần vừa rồi, cô bạn tôi cười nói với tôi: “Hai vợ chồng em từ hôm qua đến giờ nhận được tám cái thiếp mời cỗ cưới vào ngày mai rồi anh ạ. Từ giờ đến tối chả biết còn ai mời nữa không”. Tám đám cưới cho hai vợ chồng một ngày, bình quân mỗi người bốn đám. Hai vợ chồng công chức trẻ lại có chức sắc ở huyện, một ngày đầu mùa cưới như thế chưa chắc đã là ngày được nhiều đám mời nhất.

Tình trạng mùa cưới ở quê tôi rộ lên đã kéo dài từ nhiều năm nay. Càng những năm gần đây, mật độ đám cưới ngày càng dày lên. Đám cưới nhiều lên thì lượt người được mời cũng tăng lên theo. Tôi hỏi cụ già ngoài tám mươi tuổi về cỗ và đám cưới xưa ở làng thì cụ nói: “Xưa làng ít người nên ít đám cưới. Ngoài cỗ cưới ra chỉ có cỗ đám ma, cỗ giỗ và cỗ xây nhà dựng cửa. Họa là lâu lâu, làng có ông nào được bổ làm lý trưởng, phó lý thì có cỗ ăn khao, chứ  không nhiều cỗ như bây giờ.

Mâm cỗ xưa có bốn bát, bốn đĩa nhưng bát đĩa đều nhỏ, đơm vơi. Thực phẩm cho mỗi mâm chỉ độ bảy lạng thịt lợn, còn lại là rau. Nhà giàu thì có thêm đĩa xôi, đĩa chè chứ không to tát đầy đặn như mâm cỗ bây giờ. Thế mà cũng méo mặt đấy”. Tôi ngẫm lời cụ nói mà thấy đúng. Ví như cái làng tôi đây năm năm về trước chỉ có năm mươi hộ, nay lên tới hai trăm. Tính theo con số ấy thì chỉ riêng cỗ cưới nay đã tăng lên gấp bốn lần so với ngày xưa. Xưa cỗ đã ít mà đi ăn cỗ cưới con gái có phải tiền mừng đâu, cho nên người đi ăn cỗ không lo, chỉ có chủ nhà là lo thôi. Bây giờ, đi ăn cỗ cưới con trai, con gái đều phải mừng tiền như nhau cho nên người có cỗ lo ít, người đi ăn lo nhiều.

Nay cỗ cưới, mai lại cỗ cưới, có ngày chạy mấy đám. Ngoài cỗ cưới lại cỗ đám ma, đám giỗ, cỗ mừng thọ, cỗ lên chức, cỗ đỗ đạt vào trường nọ trường kia, cỗ đi làm ăn ở nước ngoài v.v... Cỗ nào chả phải tiền, ít là vài ba chục một đám cho nên tiền cỗ trở thành khoản tiền to nhất trong chi tiêu của mỗi gia đình hiện nay. Người giàu thì cứ vô tư đi, còn người nghèo thi vô tư sao được, mênh mông bát ngát làm sao được, nhiều khi họ nhăn nhó lạc lõng giữa những người giàu. Xưa nghèo túng, thiếu thốn, nhà có cỗ thì chủ nhà lo lắm. Giờ giàu có, lương thực, thực phẩm hàng hóa cái gì cũng sẵn, chẳng phải lo lắng tính toán gần xa gì, cứ vui đi. Nói vậy thôi, những nhà có cỗ cũng phải tính toán, lo liệu sao cho phù hợp với hoàn cảnh giàu nghèo của mình. Thường cỗ nhà nghèo là cỗ bình dân, còn cỗ nhà giàu thì “cao cấp” hơn. Dù giàu hay nghèo, nhà nào cũng phải tính đến chuyện đón tiếp mời chào, vui vẻ niềm nở, lịch sự, cỗ bàn tươm tất, khách ăn ngon miệng. Rất nhiều và rất nhiều đám làm được như thế, ai đến ăn cũng khen.

Song không phải đây đó không còn những đám mà người ăn cạch đến già. Ở một làng nọ, có một nhà giàu nhất làng cưới con trai ăn hai ngày, ngày hôm trước mời khách cơ quan, đơn vị bạn bè hàng tỉnh hàng huyện cỗ bàn to tát ăn uống linh đình, hôm sau mời họ hàng dân làng nhà quê, cỗ bàn rất sơ sài, có thứ đã ôi thui nên ở đám cỗ ra về có người nói bô bô: “Hôm nay dân mình được ăn cỗ thừa, cỗ trút”. Buồn nhất là có một ông người làng được mời đến ăn hôm sau lại đến nhầm vào ngày hôm trước bên bị ông bà chủ “quên” không tiếp... Lại có một lần ngồi cùng mâm với tôi là năm ông khách lạ tại nhà một người bạn thuở còn nhỏ với tôi. Chủ “mến khách” quá đem ra bao nhiêu là rượu. Nhưng rượu nhắm với cái gì.

Mỗi người mới được hai lưng chén mà mấy bát đĩa đồ nhắm dùng được đã hết nhẵn cả. Những thứ còn lại ở bát đĩa trên mâm chỉ là những thứ bày ra để nhìn thì vẫn giữ y nguyên. Một ông khách lớn tuổi có vẻ là trưởng đoàn của đoàn khách này nói với tôi: “Chúng tôi đại diện cho Đảng ủy, ủy ban và đoàn thể xã N, huyện L, cách đây tám chục cây số nơi cái thằng cháu cưới hôm nay đang học... Nói ông thông cảm, chúng tôi đến đây là vì tình! Ông là bạn với ông chủ, lại là người địa phương, lúc nào thư thả ông nói giùm chúng tôi với ông chủ câu ấy nhé!

Tôi lấy làm thẹn trước câu nói vừa thật lòng, vừa kín đáo của ông khách.Trên đây là những câu chuyện về cỗ cưới ở quê tôi. Chả biết quê khác thế nào. Các cụ xưa có câu: “Ma chê, cưới trách”. Nghĩa là đám ma, đám cưới là những đám buồn, vui thường có đông người đến dự, khâu tổ chức dễ có những thiếu sót tránh sao khỏi tiếng cười chê. Nhưng có phải đám nào cũng bị chê cười đâu. Khi nhà có đám, gia chủ dù thận trọng, chu đáo bao nhiêu cũng không thừa. Gần xa, giàu nghèo, ai có lòng đến với mình cũng quý, đừng xem thường xem khinh ai, đặc biệt đừng nhân đám cỗ mà tính toán kiếm lời, buồn lắm!

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.