| Hotline: 0983.970.780

Chuyện của một ông thầy cúng

Thứ Tư 03/08/2011 , 15:00 (GMT+7)

Không cứ già trẻ, có vợ hay trai tân, không cứ Kinh, Tày, Thái, Mông hay Pà Thẻn, ai cũng đều có thể nhập cuộc nhảy lửa. Có điều, muốn đùa giỡn cùng ngọn lửa thì phải là con trai...

Thầy cúng Húng Văn Hin đang gõ đàn pàn dơ (nhạc cụ cúng tế của người Pà Thẻn)

Không cứ già trẻ, có vợ hay trai tân, không cứ Kinh, Tày, Thái, Mông hay Pà Thẻn, ai cũng đều có thể nhập cuộc. Đám nhảy lửa, người sơ mi, quần âu, kẻ quần áo thô vụng quê kiểng cũng chỉ một điệu vũ không hề ngăn cách. Có điều, muốn đùa giỡn cùng ngọn lửa phải là con trai chứ con gái tuyệt đối không...

>> Khiêu vũ với lửa thần

1. Lệ xưa truyền rằng sau lễ nhảy lửa, nếu như năm ấy trong bản (Thượng Minh, xã Hồng Quang, Lâm Bình, Tuyên Quang, xem NNVN từ số 152) có nhiều người không bị đau ốm, nhiều học trò được làm thầy cúng thì đến Tết nguyên đán năm sau các học trò sẽ đến tạ lễ cho thầy. Dịp này cả gia đình người học trò mặc những bộ trang phục đẹp nhất, mới nhất. Lúc thấy cổng ngõ nhà thầy phải bắn hai phát súng báo tin để thầy chuẩn bị đón. Khi đến nhà thì bắn nhiều phát súng để đón xuân mới, chúc thầy sống lâu, khỏe mạnh. Vào nhà, thầy thắp hương, trải chiếu trước bàn thờ cho học trò và những người khỏi bệnh ngồi xuống. Trước bàn thờ, thầy còn xin thêm âm binh và xin thêm lộc tài được nhiều hơn năm cũ cho mọi người một năm mới bình an, khỏe mạnh.

Ngay từ lúc còn nhỏ, được cha ông kể lại, được chứng kiến pò dính (nhảy lửa) không ít lần, ông Húng Văn Hin háo hức lắm. Tuy nhiên vì là truyền nhân của các ông thầy nhảy lửa người Pà Thẻn, được họ trao cho chìa khóa bí mật để làm thầy nên ông Hin tuyệt đối không được nhảy. Bất kỳ ông thầy nhảy lửa nào cũng phải kiêng như vậy. Mãi tới trên 40 tuổi, ông Hin mới có được dự buổi nhảy lửa của lớp học trò đầu tiên.

Buổi lễ diễn ra rất trang trọng, ông hăng say ngồi trên ghế gỗ gõ đàn pàn dơ (nhạc cụ cúng tế của người Pà Thẻn), miệng đọc thần chú. Những bước chân của học trò bắt đầu bật lên không trung. Rủi thay, học trò của ông sau khi nhảy vào đống lửa đều giãy lên như phải… bỏng, kêu la ầm ĩ. Một trong hai người bị bỏng đó là con rể của chính ông Hin - anh Sìn Văn Sinh và một người em là Sìn Văn Si. Mất cả tuần nằm nhà với những bài thuốc chữa bỏng gia truyền, vết thương của họ mới chịu lành da nhưng “vết thương” trong tim ông Hin mãi không hề dịu bớt.

Thì ra bài chú bấy lâu nay ông Hin cóp nhặt được, thuộc đến nằm lòng chẳng qua chỉ là bài học mót, không nên cơm cũng chẳng thành cháo. Thầy cúng Phù Bình Xuân là người hướng dẫn ông tuy cao tay ở nhiều lĩnh vực cúng nhưng lại không biết rõ bài nhảy lửa. Thấy học trò của mình thất bại, ông Xuân nản quá khuyên ông Hin rằng: “Thôi, bỏ đi, bài cúng chẳng có tác dụng gì đâu”.

2. Sự thật là sự thật. Dù ông Hin đau đớn trong lòng nhưng hơn hai mươi năm rồi tục nhảy lửa của người Pà Thẻn ở Tuyên Quang chịu cảnh tro tàn, nguội lạnh. Mãi đến khi ngành văn hóa của tỉnh, huyện bỗng sực nhớ ra rằng trước đây người Pà Thẻn Tuyên Quang có tục nhảy lửa, mới vào cuộc, khôi phục. Đích thân ông Mai Đức Thông, Bí thư Huyện ủy Chiêm Hóa (trước Hồng Quang là xã thuộc huyện Chiêm Hóa nay mới tách ra về huyện Lâm Bình) là người từng xuống tận thôn bản "ba cùng" để nghiên cứu về nhảy lửa. Bí thư huyện ở quen đến nỗi, có nhà dân ông đến người ta đi nương chưa về, ông lục tục tra gạo, nhặt rau, nấu ăn như một thường dân.

 Đợt khôi phục này, ông Hin được thầy cúng Sìn Văn Phong người bên huyện Bắc Quang (Hà Giang) dạy theo kiểu truyền nghề một một. Sau khi kiểm tra nhanh kiến thức, ông Phong kết luận ông Hin vốn là thầy cúng cứng tay, thuộc nhiều bài rồi nhưng chỉ mỗi bài cúng nhảy lửa mời sai do cúng không đủ lệ bộ. Ông Phong dạy mỗi đường đi mời thánh nhảy lửa độ hơn một giờ là ông Hin đã nhớ như in trong đầu. Qua hai năm phục dựng, năm đầu tiên ở Thượng Minh có 9 người nhảy lửa, năm thứ hai 12 người nhảy đều do thầy cúng Sìn Văn Phong dìu dắt. Giờ đây, ông Hin đã có thể tự tin để một mình hướng dẫn học trò khiêu vũ với lửa thần.

Không cứ già trẻ, có vợ hay trai tân, không cứ Kinh, Tày, Thái, Mông hay Pà Thẻn, ai cũng đều có thể nhập cuộc. Đám nhảy lửa, người sơ mi, quần âu, kẻ quần áo thô vụng quê kiểng cũng chỉ một điệu vũ không hề ngăn cách. Có điều, muốn đùa giỡn cùng ngọn lửa phải là con trai chứ con gái tuyệt đối không. Người già Pà Thẻn kể rằng trước đây con gái cũng vào được nhưng bốn đời trước có một nữ nhảy lửa rất giỏi ngặt nỗi người chồng không biết nhảy lửa nên ghen. Anh ta có nguyền một câu độc địa rằng: “Từ nay người nhảy lửa là con gái sẽ bị chết”.

Nhảy lửa nữ thất truyền từ bấy. Khi xưa, trong lúc các học trò nhảy mọi người đến xem chỉ được nhìn mà không được nói gì. Nhảy lửa là một lãnh địa riêng mà phụ nữ tuyệt nhiên không được bén mảng đến gần. Nay tất cả cấm kị đã được dỡ bỏ hết, tiếc thay vẫn chưa có một vũ nữ nào xuất hiện trên than hồng.

Không có quy định nào về độ tuổi để nhảy lửa, cứ trên 10 tuổi là có thể thực hiện tốt rồi. Thầy Hin bảo người nhỏ quá, nhảy lửa không an toàn, thế thôi chứ không có cấm kị gì. Kỷ lục ở Thượng Minh có hai cháu Phù Văn Hợp và Phù Văn Thái nhảy lửa lúc 14 tuổi hay ông Phàn Văn Đông nhảy lửa lúc đã trên 50 tuổi. Người nhảy lửa trước buổi lễ cũng không phải kiêng khem bất cứ cái gì, từ chuyện ăn uống hay đến sinh hoạt vợ chồng như nhiều người đồn đoán. Chỉ có một điều duy nhất bí ẩn, gần như là họ đều gặp ảo giác lúc lên thầy đọc bùa chú. Khi nào trò ngồi gõ đàn “pàn dơ” mà nhìn thấy ngọn lửa to như đám cháy nhà như nhìn vũng nước là nhảy được còn mắt nhìn thấy lửa thì vẫn không vào được, phải bỏ cuộc.

Người ta có thể tham gia nhảy lửa từ 1-3 lần/tháng và kéo dài trong hai ba tháng liền tùy thích. Mỗi lần nhảy lửa xong thầy lại cúng thánh, tiễn thánh bằng mổ một con gà trống hoặc cúng một cái đầu lợn, cỗ lòng kèm theo một chai rượu, một nén hương, một mảnh giấy. Nhảy nhiều mà không có lễ cúng, dễ bị thánh phạt. Hình phạt của thánh thần thế nào ông Hin không nói rõ nhưng tôi trộm nghĩ chắc rất khủng khiếp trong tâm thức người Pà Thẻn bởi không một ai dám phạm.

Mấy bản Pà Thẻn ở huyện Quang Bình (Hà Giang) tục nhảy lửa kéo dài tới tận tháng 7 âm lịch. Khác với Hồng Quang, tục nhảy lửa ở đây không bị ngắt quãng và có rất nhiều học trò còn ở thôn ông Hin tuy có 4 thầy cúng nhưng chỉ có duy nhất ông là thầy nhảy lửa. Giờ cả thôn ngót 150 hộ cũng chẳng có ai chịu học làm thầy nhảy lửa rồi nên tuổi đã già mà ông Hin vẫn đau đáu chờ một truyền nhân.

3. Trò không phải kiêng khem gì mà vẫn nhận được sức mạnh của thần thánh lúc nhảy lửa, còn đã là thầy cúng phải trọn đời kiêng thịt chó, thịt mèo. Lý do kiêng ông Hin cũng không rõ nguyên nhân, chỉ biết các cụ bảo kiêng là kiêng mà thôi. Thầy cúng nào non tay, ngồi vào mâm, ngửi thấy mùi thịt chó, thịt mèo là ôm bụng không chịu được. Thầy nào cao tay, ngồi vào mâm có thể đàng hoàng gắp những thứ không phải là thịt chó, thịt mèo. Là đảng viên, lại khối bận xông pha việc xã hội, việc làng, việc xã ông Hin không tin lắm vào sự kiêng khem này nên hai lần cố ăn thử và cả hai lần đều phải trả giá đắt.

Lần đầu tiên ở hội nghị của UBND xã có liên hoan thịt chó, ông ăn bị đau bụng cả tuần không khỏi phải mời thầy cúng về khấn mất một con gà trống, một chai rượu mới hóa giải được. Đặc biệt tuy là thầy cúng đầy bản lĩnh nhưng khi mắc phải điều kiêng phạm, báng bổ các thầy đều không tự giải được mà phải nhờ thầy khác. Chưa chấp nhận thua cuộc dễ dàng, lần thứ hai ông Hin thử ăn thịt chó ở nhà bạn tại bản Nà Ghè cũng không thoát khỏi cảnh đau bụng kéo dài. Ông tởn đến già từ đận ấy. (Hết)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Trận dông lốc kinh hoàng khiến hàng trăm hộ dân 'màn trời chiếu đất'

Bắc Kạn Rạng sáng ngày 18/4, dông lốc trên diện rộng làm hơn 580 ngôi nhà tại tỉnh Bắc Kạn hư hỏng, người dân và chính quyền địa phương đang nỗ lực khắc phục hậu quả.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm