| Hotline: 0983.970.780

Chuyện dài hạt lúa 3.000 năm nảy mầm: Trường hợp của lúa

Thứ Tư 02/06/2010 , 10:34 (GMT+7)

Các giống lúa cổ điển Á châu chịu ảnh hưởng quang kỳ, chỉ phát hoa khi gặp ngày ngắn (dưới 14 giờ kể cả hoàng hôn và rạng đông, tháng 10, 11), và hạt phải hưu miên (dormancy) 3-5 tháng...

Mẫu lúa được bảo quản ở Viện lúa Quốc tế
Việt Nam cũng là cái nôi nguồn cội của lúa Á châu (Oryza sativa) và các giống lúa hoang dại như “lúa ma” (Oryza rufipogon) vùng Đồng Tháp, hay Oryza nivara mọc hoang trong đồng lúa khắp nơi. Vì nằm trong vùng ảnh hưởng gió mùa, trải qua hàng vạn năm tiến hóa thích nghi để sinh tồn, lúa nẩy mầm vào đầu mùa mưa (tháng 5, 6), phát hoa trổ đòng vào cuối mùa mưa (tháng 11, 12), hạt phát triển và lúa chín đầu mùa khô (tháng 1), hạt rụng xuống đất và ngủ yên trong đất cho tới khi gặp mưa thật nhiều (để bảo đảm không bị chết nếu khô hạn), nẩy mầm và sinh trưởng cho chu kỳ mới.

Vì vậy, các giống lúa cổ điển Á châu chịu ảnh hưởng quang kỳ, chỉ phát hoa khi gặp ngày ngắn (dưới 14 giờ kể cả hoàng hôn và rạng đông, tháng 10, 11), và hạt phải hưu miên (dormancy) 3-5 tháng cho tới khi có đầy đủ nước để bảo đảm sinh tồn. Đó là đặc tính chung của các giống lúa cổ điển, như các giống “lúa mùa”, “lúa muộn” ngày xưa. Các giống tân tiến do con người tuyển chọn, với khuynh hướng không quang cảm (để có thể trồng bất cứ mùa nào trong năm), không hay ít hưu miên (để mau nẩy mầm khi có nước), vì vậy chu kỳ từ gieo đến chín khoảng 100-150 ngày, tùy giống, nhờ vậy có thể làm 2-3 vụ lúa/năm. Các giống lúa rẫy cổ điển cũng diễn tiến như vậy, nhưng độ hưu miên ở hạt nhiều hơn, hạt nẩy mầm chậm hơn cả tháng sau trận mưa đầu mùa để bảo đảm sinh tồn.

Về đặc tính tồn trữ, lúa thuộc loại tồn trữ “hạt-ưa-khô”, vì vậy có thể tồn trữ khô, hay tồn trữ ẩm. 

Trường hợp tồn trữ khô: tuổi thọ tối đa sẽ bao nhiêu?

Như đã trình bày ở phần trên, tuổi thọ tối đa ở mỗi nhiệt độ tồn trữ (ví dụ trong hầm ở Thành Dền là 20ºC) chỉ đạt được ở ẩm độ tối thích, m=4,6% (tương ứng với 10% rh ở 20ºC).

Thay thế công thức (1): v = Ki - p/10KE - CWlog10m - CHt - CQt2 (xem chi tiết NNVN số 108) với các hằng số của lúa Á châu (Oryza sativa): KE = 8,096; CW = 4,246; Ki = 2,3263 (nẩy mầm 99% trước khi tồn trữ); t = 20ºC; CH = 0,0329 và CQ = 0,000478. Bài tính cho biết tuổi thọ (độ nẩy mầm giảm từ 99% xuống còn 5%) là 107.560 ngày, tức 295 năm. Nếu hầm ở Thành Dền có nhiệt độ 15ºC, tuổi thọ sẽ là 190.459 ngày, tức 522 năm. Muốn sống 3.000 năm, tức 1.095.000 ngày, hầm Thành Dền phải có nhiệt độ -5 ºC (độ âm).

Nếu loài lúa ngày xưa thật hoang dại, như lúa rẫy Phi châu (Oryza glaberrima) thì tuổi thọ bao nhiêu? Thay thế công thức (1) với KE = 8,786, CW = 4,727 của loài lúa Phi châu. Bài tính cho biết tuổi thọ (độ nẩy mầm giảm từ 99% xuống còn 5%) là 253.434 ngày, tức 694 năm tồn trữ ở 20ºC. Nếu hầm ở Thành Dền có nhiệt độ 15ºC, tuổi thọ sẽ là 448.762 ngày, tức 1.229 năm. Muốn hạt lúa sống 3.000 năm, tức 1.095.000 ngày, hầm Thành Dền phải có nhiệt độ 6ºC.

Không phải dễ dàng giữ ẩm độ hạt không thay đổi ở 4,6% trong suốt 3.000 năm. Chỉ có thể với silica gel và phải chứa trong bình thủy tinh khằn kín. Ở lu vại đất nung, chỉ sau 10 năm, ẩm độ hạt sẽ gia tăng. Tro bếp cũng là chất làm khô (desiccant), nhưng rất yếu. 

Trường hợp “tồn trữ ẩm” sẽ cho tuổi thọ tối đa bao nhiêu? Như đã nói ở phần trên, muốn tồn trữ ẩm thành công, hạt lúa phải hưu miên thật mạnh, trong lúc lúa Á châu chỉ hưu miên trong 3-4 tháng tối đa ở nhiệt độ 30ºC. Lúa Phi châu có hưu miên nhiều hơn. Hiện tại, không có thí nghiệm nào về tồn trữ ẩm cho hạt lúa, chỉ biết rằng tuổi thọ không cao. Kinh nghiệm của nông dân ở vùng “lúa ma” Đồng Tháp, sau khi đào mương lập vườn, lúa ma nẩy mầm nhiều trong năm đầu, nông dân diệt trước khi phát hoa, thì năm sau mọc ít hơn, và như vậy tiếp tục trong 5 năm, trong vườn không còn lúa ma khi mùa mưa đến. Lúa ma Mỹ châu (Zizania palustris) có hưu miên rất mạnh nhưng tuổi thọ không quá 5 năm khi tồn trữ ẩm ở nhiệt độ 5ºC.  

Reading (UK), 22/5/2010. 

* Vài hàng về tác giả: 6 năm nghiên cứu và giảng dạy ở Phân Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ, và 30 năm nghiên cứu tại Seed Science Laboratory, Đại học Reading (Anh quốc). Ông là tác giả của 7 quyển sách và trên 80 bài nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí khoa học Âu Mỹ, đề cập chung quanh các vấn đề khoa học và kỹ thuật hạt liên hệ đến ngân hàng hạt giống.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm