| Hotline: 0983.970.780

Chuyến đi bí ẩn của ông Kim Jong-un tới Bắc Kinh

Thứ Năm 29/03/2018 , 11:05 (GMT+7)

Ngày 28/3, truyền thông thế giới đồng loạt đăng tải thông tin về chuyến đi bất ngờ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới Bắc Kinh. Ông Kim tới Trung Quốc nhằm mục đích gì?

Mỹ - Hàn Quốc được báo trước

Trung Quốc và Triều Tiên chỉ đưa ra xác nhận chính thức về chuyến đi của ông Kim Jong-un tới Bắc Kinh, từ hôm 25-28/3 vào hôm qua, sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên đã trở về nước. Trước đó, thông tin về chuyến đi đã rộ lên sau khi báo chí Nhật Bản phát hiện con tàu màu xanh tới Bắc Kinh, giống với chiếc tàu cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il và cũng là cha ông Kim Jong-un thường sử dụng trong các chuyến công du Trung Quốc.

Ông Kim Jong-un và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Hoa ở Bắc Kinh

New York Times cho biết thực tế, cả Mỹ và Hàn Quốc đều đã được thông báo trước về chuyến đi của ông Kim Jong-un tới Bắc Kinh. Theo xác nhận của Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc, Seoul đã nhận thông báo từ Bắc Kinh, nhưng kèm theo đề nghị không công khai cho tới khi ông Kim Jong-un hoàn tất chuyến đi. “Chúng tôi cũng được nhận ưu tiên thông báo về chuyến thăm này”-văn phòng Hàn Quốc cho biết. Tương tự, Washington cũng đã biết trước chuyến đi tới Trung Quốc của ông Kim Jong-un.

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Kim Jong-un, kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2011. Dù là cuộc gặp không chính thức, nhưng ông Kim Jong-un vẫn được Trung Quốc đón tiếp trọng thể. Theo AFP, ông Kim đã có cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh. Hai nhà lãnh đạo đã bắt tay nhau và cười vui vẻ, và sau đó tiếp tục có cuộc trò chuyện tại đây. Sau đó, ông Tập cùng phu nhân Bành Lệ Viện đã vẫy tay chào khi ông Kim Jong-un cùng vợ, bà Ri Sol Ju rời đi trên một chiếc xe màu đen.

CCTV hôm qua dẫn lời ông Kim Jong-un cho biết, ông chọn chuyến đi đầu tiên tới Trung Quốc để thể hiện sự tôn trọng mối quan hệ giữa 2 nước. “Trong bối cảnh bán đảo Triều Tiên có những biến động lớn chưa từng thấy như hiện nay, với mong muốn thúc đẩy hoà bình và ổn định, kế thừa và phát triển tình hữu nghị Triều Tiên-Trung Quốc, tôi đã có chuyến thăm nhanh tới Trung Quốc”-ông Kim Jong-un được CCTV dẫn lời nói.

Ông Tập Cận Bình trong khi đó cũng đánh giá, chuyến thăm phi chính thức của ông Kim Jong-un tới Bắc Kinh “có ý nghĩa rất quan trọng” trong tình hình hiện nay.
 

Siết chặt tay đồng minh

Tân Hoa Xã hôm qua cho biết tại cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình ở Bắc Kinh, ông Kim Jong-un đã cam kết thực hiện phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên, nhưng với điều kiện được Mỹ đảm bảo về an ninh.

Theo SCMP, đây cũng là một lý do dẫn tới chuyến đi chớp nhoáng của ông Kim Jong-un tới Trung Quốc. Trên thực tế, ông Kim Jong-un từng tới Trung Quốc ít nhất 2 lần, vào các năm 2010 và 2011. Năm 2010, ông Kim Jong-un được cho cùng cha là ông Kim Jong-il đã tới Bắc Kinh. Giới quan sát tin rằng đây là cách ông Kim Jong-il “giới thiệu” con trai với giới cầm quyền Trung Quốc. Thực tế các chuyến đi của ông Kim Jong-il tới Trung Quốc đều trùng hợp với những sự kiện quan trọng của Triều Tiên.

Chuyến đi lần này của ông Kim Jong-un cũng không ngoại lệ. Theo ông Deng Yuwen, một học giả độc lập chuyên nghiên cứu quan hệ quốc tế Trung Quốc, ông Kim buộc phải quay trở lại với đồng minh cũ trong bối cảnh sắp diễn ra hội nghị thượng đỉnh với Hàn Quốc vào tháng tới, và có thể là Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tháng 5. “Bắc Triều Tiên cần người anh lớn để bảo vệ trong thời khắc quan trọng”-ông Deng nhận định.

Truyền thông Triều Tiên hôm qua cho biết, ông Tập đã nhận lời mời tới Bình Nhưỡng trong thời gian tới. Tuy nhiên, báo chí Trung Quốc chỉ đưa tin, ông Tập hứa hẹn sẽ duy trì liên lạc thường xuyên giữa đôi bên. Theo AFP, với động thái đón tiếp ông Kim, Bắc Kinh cho thấy vẫn duy trì ảnh hưởng đối với các diễn biến liên quan tới bán đảo Triều Tiên. Trung Quốc cũng cần cải thiện quan hệ vốn xấu đi thời gian qua với Triều Tiên, trong bối cảnh đang đứng trước khả năng cuộc chiến thương mại với Mỹ.

(Theo AFP, Reuters, Tân Hoa Xã, SCMP)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm