| Hotline: 0983.970.780

Chuyến đi bổ ích của nông dân Tây Ninh

Thứ Sáu 28/09/2012 , 10:11 (GMT+7)

Trung tuần tháng 9 vừa qua, Cty CP Phân bón Bình Điền đã tổ chức cho 50 cán bộ phụ trách nông nghiệp và nông dân SX giỏi ở Tây Ninh đi tham quan, giao lưu học hỏi kinh nghiệm tại Sóc Trăng...

Sóc Trăng là địa phương tổ chức thành công nhất mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) ở ĐBSCL. Trung tuần tháng 9 vừa qua, Cty CP Phân bón Bình Điền đã tổ chức cho 50 cán bộ phụ trách nông nghiệp và nông dân SX giỏi ở Tây Ninh đi tham quan, giao lưu học hỏi kinh nghiệm tại Sóc Trăng và Viện lúa ĐBSCL.

Thán phục

Trạm dừng chân đầu tiên của đoàn là Viện lúa ĐBSCL. Nhiều nông dân Tây Ninh phải à lên thán phục. Thì ra các giống lúa OM… mà mình đang “xài” lâu nay đã được lai tạo từ đây. 35 năm xây dựng, viện đã cho ra đời hơn 170 giống lúa các loại, mà để có được một giống lúa, các nhà khoa học phải có gần một ngàn tổ hợp lai. Kỳ công quá.

Nhờ những giống lúa thơm có giá trị XK cao mà lúa lai Trung Quốc không “vào” miền Tây được. Tuy nhiên, nông dân Trần Văn Đặng, xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu băn khoăn: “Chưa có giống OM… nào trị được cái "anh" IR50404, để anh này hoành hành dữ quá. Nhà nước hô hào hạn chế mãi chưa được”. Rồi, ông Đặng ưu tư: “Cơ ngơi của Viện thật bề thế, nhưng cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nhiều chỗ xập xệ, xuống cấp quá, thấy mà thương”.

Vỡ ra nhiều điều

Mở đầu cuộc giao lưu với Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng, KS Võ Văn Trung, Trưởng phòng Kỹ thuật của trung tâm, cho biết: “Từ yêu cầu phục vụ hội thi máy gặt đập liên hợp của Bộ NN-PTNT mà 1 CĐML, rộng 40 ha, quy tụ 42 hộ dân tại xã Trường Khánh, huyện Long Phú được tổ chức vào vụ HT 2010.

Do làm tốt công tác tuyên truyền vận động, xây dựng khối đoàn kết thống nhất cao của bà con nông dân trong tổ, từ chọn một giống lúa đến thực hiện cùng một quy trình kỹ thuật SX, lại được sự hỗ trợ tích cực của “các nhà”, nên kết quả đạt được rất phấn khởi. Người dân tham gia mô hình thu lời cao hơn các hộ bên ngoài từ 2,5-3 triệu đ/ha.

Thừa thắng, sang năm 2011, CĐML của Sóc Trăng đã phát triển ra 9 huyện trọng điểm lúa của tỉnh, với 44 mô hình, 4.459 ha. Mặc dù mới chỉ chiếm phần nhỏ diện tích trồng lúa toàn tỉnh (4.459/331.000 ha), nhưng rõ ràng CĐML đã hơn hẳn… không mẫu”.

Ông Nguyễn Văn Cui ở huyện Long Phú (Sóc Trăng) làm cho nông dân Tây Ninh “thấy mà ham” khi báo cáo, ông làm 5 ha lúa, năm 2011 thu lời tổng cộng 370 triệu đồng. Năm nay giá lúa có “ẻo” một chút cũng phải thu lời trên 40 triệu đồng/ha.

Nhưng một vấn đề đang đặt ra là “hậu” mô hình, khi sự ưu đãi của “các nhà” khác không còn mạnh như vụ đầu làm mẫu nữa thì kết quả SX sẽ không hơn gì bên ngoài, đặc biệt không chủ động được đầu ra cho hạt lúa, liệu người dân có còn thiết tha với mô hình?

Ông Lê Văn Phước, Tổ trưởng tổ SX 40 ha CĐML đầu tiên của Sóc Trăng ở xã Trường Khánh chia sẻ: “Vào mô hình vụ đầu tiên nhà nông được hỗ trợ nhiều thứ, như sức kéo, giống, phân bón, thủy lợi, thu hoạch…nhưng đến nay, qua 2 năm các hộ trong mô hình của chúng tôi vẫn yên tâm, phấn khởi và tự túc được mọi khâu SX, không cần hỗ trợ nữa”. Có lẽ đây là điểm sáng của mô hình.

Được biết Cty Bình Điền từng đưa nông dân Nam bộ đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm SXNN ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines… Cty đang có hướng tổ chức tốt hơn nữa những chuyến tham quan tới các vùng miền khác nhau để người nông dân vừa có dịp được nghỉ ngơi, thư giãn sau những mùa vụ ruộng đồng vất vả; vừa mở mang tầm nhìn, học hỏi được nhiều kinh nghiệm SX bổ ích.

Bà Vương Thanh Loan, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Tây Ninh khẳng định: “Phải có đầu ra ổn định. Phải làm cho mối liên kết 4 nhà, trong đó 3 nhà kia ngày càng sâu hơn, bền hơn, chặt chẽ hơn với nhà nông khi đã hết thời gian làm mẫu, thí điểm… mới có thể giữ được mô hình”.

Ông Lê Thanh Nho, nông dân xã Thanh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, nói: “Sóc Trăng làm được nhiều việc, nhất là bao tiêu sản phẩm. Có mô hình ký được hợp đồng bao tiêu từ đầu vụ, có mô hình kéo được DN thu mua tới coi lúc lúa đang chín rồi họp bàn, định giá bán với họ. Tây Ninh chưa làm đuợc cái này. Tui chịu "anh" Trường Khánh khi không còn hỗ trợ gì hơn nữa, mô hình vẫn tồn tại được”.

Học hỏi nhiều điều

Ông Võ Văn Bình, xã Phước Lưu, huyện Trảng Bàng hồ hởi: “Chuyến đi rất bổ ích với nhà nông chúng tôi. Nói thật, ở Tây Ninh gần hết đời rồi mà tôi đâu đã biết vùng sông nước ĐBSCL. Nay Cty Bình Điền tổ chức tụi tôi mới được đi thăm Viện lúa, thăm CĐML Sóc Trăng, rồi còn viếng thăm miếu bà Chúa Xứ, chùa Dơi, chùa Đất Sét; nhất là khu căn cứ kháng chiến của tỉnh An Giang tại Tức Rục. Thật như mơ. Chúng tôi đầu tắt mặt tối mần ruộng tối ngày, hiếm có khi được đi du ngoạn một chuyến hay như thế này. Cty Bình Điền có tốn một ít tiền thật, nhưng đây là việc nên làm, nó thể hiện rõ tấm lòng và trách nhiệm của DN phân bón với nhà nông”.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm