| Hotline: 0983.970.780

Chuyện dở khóc dở cười với những người chuyển giới ở Thái Lan

Thứ Sáu 29/12/2017 , 13:05 (GMT+7)

Cho dù mang vẻ nữ tính hoàn toàn, các kathoey Thái Lan không được công nhận là phụ nữ về mặt luật pháp. Vấn đề này đã làm phát sinh nhiều chuyện dở khóc dở cười.

Đầu tháng 4 vừa qua, tại một số điểm tuyển quân của quân đội Hoàng gia Thái Lan, người ta thấy trong số trai trẻ đến khám tuyển nghĩa vụ quân sự bắt buộc có những người mặc máy váy ngắn, trang điểm rất đậm. Đó là những người chuyển giới. Trong số những “cô chàng” này, nổi tiếng nhất phải kể đến Patra Wirunthanakij, cựu hoa hậu Mimosa Thái Lan. Cô là một trong những phụ nữ chuyển giới đến tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự, theo tường thuật của tờ Mirror.
 

Lính “mặt hoa da phấn”

Nhưng đây không phải là lần đầu diễn ra cảnh này. Mỗi năm Thái Lan lại có một đợt khám tuyển nghĩa vụ quân sự và cũng như bao người trẻ khác, các cô gái chuyển giới cũng buộc phải tham gia khám tuyển, vì luật pháp quy định họ vẫn là nam giới.

22-11-43_py-ldys-enlist-in-the-rmy
Cựu hoa hậu chuyển giới Patra Wirunthanakij phải đến trình diện, khám tuyển nghĩa vụ quân sự (Ảnh: Mirror)

Tháng 4 hằng năm, mọi thanh niên Thái đến 21 tuổi phải, hoặc tình nguyện phục vụ 6 tháng trong quân đội hoặc tham gia quay xổ số. Nếu nhận được tấm vé màu đen, họ về nhà, còn nhận vé màu đỏ, họ phải phục vụ trong quân đội 2 năm.

Nhưng bởi vì luật Thái Lan quy định rằng người chuyển giới không được phép thay đổi giới tính trên các giấy tờ định danh, vì vậy họ buộc phải tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự, trừ khi có giấy miễn của chính quyền.

Một thập kỷ trước đây, người chuyển giới bị quân đội xem là có vấn đề về thần kinh, có thể gây ra các rắc rối nếu được tuyển mộ.

Trong sáu năm đấu tranh, cộng đồng phụ nữ chuyển giới cuối cùng đã buộc Tòa Hành chính Thái Lan ra phán quyết những người chuyển giới cũng là đối tượng tuyển mộ của quân đội.

Nhưng thắng lợi đó lại là nguồn cơn cho những rắc rối khác. Hiện nay, trong khi nhiều đối tượng khác được miễn nghĩa vụ quân sự, người chuyển giới nếu không có giấy miễn trừ sẽ phải tham gia phục vụ quân đội.

Việc này khiến nhiều phụ nữ chuyển giới Thái Lan cảm thấy bối rối và căng thẳng. Cộng đồng người đồng tính, chuyển giới đã lên tiếng phản đối.

Năm nay, việc khám tuyển diễn ra ở các địa điểm Phayao, Prae, Korat và đã có hàng ngàn người tới các điểm khám tuyển.

Tại điểm khám tuyển Phayao, trong số những người đến làm nghĩa vụ công dân có Patra Wirunthanakij, thường được gọi là Nadia. Cô là cựu hoa hậu Mimosa Thái Lan, danh hiệu dành riêng cho những người đẹp chuyển giới.

Và không chỉ có cựu hoa hậu Nadia. Trong số những người khám tuyển, còn có nhiều người chuyển giới khác. Anchada Duayamphan nói với các phóng viên: “Tôi rất lo lắng và xao động. Tôi đang học năm thứ nhất đại học ở Ayuthaya. Tôi chưa phải là phụ nữ 100%, tôi không có lựa chọn nào khác”.

Bạn cô, Rusanan Reuanmoon, cũng là người chuyển giới, cười và nói: “Tôi không muốn đi lính. Tôi muốn là một phụ nữ. Tôi chưa hoàn toàn thành phụ nữ bởi chưa cắt bỏ “của nợ” kia đi được”.

Tại điểm khám tuyển của Prae, Wisanu Nuanjan, đến từ quận Wangthong, nói: “Tôi làm việc ở Chiang Mai. Tôi cũng chưa “chuyển đổi” hoàn toàn”. “Tôi đã tham gia nhiều cuộc thi sắc đẹp và tôi có mặt trong tốp đầu. Tôi sợ phải đi lính”.

Đầu năm 2017, đại diện giới truyền thông, cơ quan chính phủ và đại diện cộng đồng người đồng tính, chuyển giới (LGBT) đã họp tại Bangkok để bàn về thể thức mới trong chuyện thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với người chuyển giới.

22-11-43_py-ldys-enlist-in-the-rmy_1
Patra Wirunthanakij, cựu hoa hậu Mimosa Thái Lan

Ronnapoom Samakkeekarom đến từ Liên minh của người chuyển giới vì quyền con người Thái Lan nói tại hội nghị: “Nhiều tờ báo Thái Lan vẫn đưa tin về chuyện này như kiểu chúng hài hước và đáng cười lắm. Việc này càng gây thêm căng thẳng đối với việc khám tuyển quân sự có người chuyển giới”.
 

Nỗi sợ bị lột trần

“Hầu hết người chuyển giới đều căng thẳng và lo lắng rằng họ sẽ bị lột trần, săm soi hoặc tệ hơn là bị làm nhục trước đám đông”, Jetsada Taesombat, giám đốc điều hành Liên minh của người chuyển giới vì quyền con người Thái Lan nói với đài truyền hình Mỹ NBC. “Có những người căng thẳng đến độ muốn tự sát để khỏi phải trình diện khám tuyển, trong khi gần đây những câu chuyện về bạo hành trong quân đội được đăng tải khá nhiều”.

Việc khám tuyển càng trở nên căng thẳng khi tại miền nam Thái Lan đang có chiến sự giữa quân đội chính phủ với lực lượng ly khai Hồi giáo.

Theo quy định của chính phủ, những người ốm đau, bệnh tật, thiểu năng trí tuệ được miễn phục vụ quân đội. Người chuyển giới cũng được miễn, nhưng chỉ khi họ chứng tỏ rằng họ không phải là người chuyển giới giả mạo.

Và khi đến khám tuyển, họ được một bác sỹ dẫn vào phòng riêng, hoặc sau một bức tường, để xem họ có ngực hay không, hoặc họ đã trải qua phẫu thuật chuyển giới chưa.

Những người đã có “sửa”, cho thấy họ “có bất ổn về xác định giới tính” sẽ được miễn và không cần phải quay lại vào các lần tuyển sau. Nhưng ai chưa trải qua phẫu thuật, “chỉnh sửa” sẽ phải trình diện thêm ít nhất hai lần nữa, trừ khi một bệnh viện quân đội xác định họ “có bất ổn về xác định giới tính”.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm