| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi giống cây trồng rừng

Thứ Ba 10/01/2017 , 14:37 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT) vừa có Quyết định số 23/QĐ-BNN-TCLN phê duyệt “Quy hoạch chuyển đổi loài cây trồng rừng phục vụ Đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp”. 

Mục tiêu nhằm định hướng cho các địa phương xác định loài cây chủ lực để trồng rừng sản xuất, đẩy mạnh việc tái cơ cấu ngành lâm nghiệp trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

Theo đó, giai đoạn 2016 - 2020, xác định loài cây để trồng 639.000ha rừng gỗ lớn và gỗ nhỏ sinh trưởng nhanh. Trong đó, trồng rừng gỗ lớn 439.000ha, trồng gỗ nhỏ sinh trưởng nhanh 200.000ha.

Giai đoạn 2021 - 2030, xác định loài cây để trồng 1.122.000ha rừng gỗ lớn và gỗ nhỏ sinh trưởng nhanh, trong đó, trồng rừng gỗ lớn 912.000ha, trồng rừng gỗ nhỏ sinh trưởng nhanh 210.000ha. Giai đoạn từ nay đến năm 2030, định hướng loài cây trồng rừng ở 8 vùng sinh thái lâm nghiệp trên phạm vi cả nước gồm 43 loài. Trong đó, cây trồng lấy gỗ 24 loài; cây lâm sản ngoài gỗ và các mục đích khác 19 loài.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, các giải pháp xác định cần rà soát quy hoạch lại hệ thống rừng giống, vườn giống, bổ sung thêm 30 nguồn giống tại 8 vùng sinh thái lâm nghiệp với tổng diện tích 2.320ha cho 23 loài. Đồng thời, đánh giá, lựa chọn, lập danh mục cơ cấu loài và giống cây trồng lâm nghiệp có năng suất cao, phù hợp với từng điều kiện lập địa, đáp ứng được yêu cầu của thị trường để đưa vào trồng rừng.

Xây dựng và ban hành hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh cung cấp nguyên liệu gỗ lớn; xây dựng, hướng dẫn kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng cây mọc nhanh cung cấp nguyên liệu gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn. Cơ cấu lại sản phẩm gỗ có lợi thế và mang lại giá trị cao; từng bước giảm dần xuất khẩu dăm, mảnh, đến năm 2020 còn khoảng 3 triệu tấn và giảm dần đến năm 2030. Hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa người trồng rừng với doanh nghiệp chế biến gỗ.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm