| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi ở Đông Mỹ

Thứ Sáu 06/12/2013 , 10:16 (GMT+7)

Trồng cây kết hợp nuôi gia cầm, thả cá kết hợp làm dịch vụ… là những mô hình kinh tế tổng hợp đang mang lại nguồn thu nhập khá ổn định cho hàng trăm hộ dân tại Đông Mỹ (Thanh Trì, Hà Nội).

Trồng cây kết hợp nuôi gia cầm, thả cá kết hợp làm dịch vụ… là những mô hình kinh tế tổng hợp đang mang lại nguồn thu nhập khá ổn định cho hàng trăm hộ dân tại Đông Mỹ (Thanh Trì, Hà Nội).

Nhắc đến các mô hình kinh tế tiêu biểu tại địa phương, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Mỹ Lê Minh Chiến cho biết: Địa thế ở đây trũng, lúa không cho năng suất cao. Năm 2001, huyện cho phép và chúng tôi đã chuyển 114 ha đất nông nghiệp thành đất ao, tạo điều kiện cho bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giải quyết việc làm. Từ việc chuyển đổi đó, nhiều hộ đã thực sự thành công, có của ăn, của để dành, có đồng vốn đầu tư các loại hình kinh tế khác.

Nuôi lợn rừng, thả cá kết hợp ao câu, cộng thêm dịch vụ ăn uống giải trí là mô hình của ông Nguyễn Văn Ngôn. Với diện tích ao ít ỏi của mình, ông Ngôn chia thành các ao nhỏ, một nuôi ốc giống kết hợp ốc thương phẩm, một nuôi cá thịt kết hợp cá giống, một thả cá để câu kết hợp lán nghỉ, còn trên bờ, ông cho xây dựng nhà nuôi gà và lợn rừng.

Ông Ngôn cho biết: Vì giá cá luôn thay đổi nên tôi phải tính cách mở mô hình câu cá kết hợp dịch vụ ăn uống. Trước đây, khách đến câu được bao nhiêu thì mang lên cân rồi trả tiền, cả tôi và khách đều thấy như thế rất vô vị nên mới ngồi lại. Sau đó, chúng tôi đi đến quyết định: “Không biết anh câu giỏi thế nào nhưng tôi tính giờ câu, trong khoảng thời gian đó anh câu được bao nhiêu thì anh mang về, còn không câu được thì anh phải chịu phí”.

Vậy là mỗi lượt khách đến câu đều phải đóng phí 200.000 đồng/4 giờ, có hôm Chủ nhật hoặc thời tiết thích hợp cho việc câu cá có đến trên 40 lượt khách đến câu, trừ tiền cá, ông Ngôn thu về hàng triệu đồng mỗi ngày.

Nắm bắt ngay tâm lý muốn ăn cá tươi của một số vị khách, ông Ngôn cho mở một quán nhậu bên cạnh, phục vụ chế biến cá tại chỗ. Câu cá xong, khách lại được thưởng thức thành quả của mình. Hoặc như có người trong đoàn không muốn ăn cá thì đã có ốc, gà, thịt lợn rừng, từ vài ba khách cho đến vài ba chục khách, quán đều đáp ứng được cả.

Ngoài ra, ông Ngôn khá tâm đắc với thành quả từ việc nuôi ốc của mình. Những con ốc giống, có thể bán với giá 1.000 đồng/con đã góp phần đáng kể vào danh mục nguồn thu hằng năm của ông.

Cách mô hình kinh tế tổng hợp của ông Ngôn không xa là mô hình của ông Phạm Hùng, một người thành công nhờ mô hình thả cá kết hợp trồng bưởi. Những cây bưởi trên bờ ao trĩu quả, báo hiệu một mùa bưởi bội thu đang đến gần, còn ông chủ mô hình này lại rất khiêm tốn: “Ngày xưa dân chúng tôi thường nói đùa với nhau rằng đất này thuộc loại “chiêm khê, mùa thối”, cấy hái chẳng ra gì, nay lụt mai úng, chỉ còn đến nước bỏ xứ mà đi mới mong có miếng ăn. Nhưng rồi, các ngành, các cấp chính quyền mở ra con đường đó là đào ao, hướng dẫn kỹ thuật, trồng cây, chăn nuôi, thả cá kết hợp”.

Trong khi hộ nào hộ nấy bắt tay vào mô hình thả cá, nuôi gia cầm, nuôi lợn thì ông Hùng lại tìm cho mình một hướng đi mới: Thả cá dưới nước và trồng bưởi trên bờ. 7 năm chờ đợi là 7 năm thấp thỏm lo âu, khi các hộ khác xóa bỏ nuôi lợn chuyển sang nuôi gà thì bưởi của ông Hùng mới bắt đầu đơm hoa kết trái.

Giờ thì 200 gốc bưởi, mỗi năm cho trên 1 vạn quả, với giá như năm ngoái 50.000 đồng/quả, năm nay bưởi đắt nên đang hứa hẹn một nguồn thu không nhỏ.

Mặt khác, từ 3 năm trở lại đây, ông Hùng đã yên tâm về cây bưởi, có thể dành thời gian và vốn để triển khai đầu tư kết hợp các mô hình khác. Trong khi đó, đàn gia cầm dưới gốc bưởi và đàn lợn rừng trong chuồng nhà ông không ngừng tăng lên.

Cũng như ông Ngôn, ông Hùng..., các hộ đều xây dựng cho mình một mô hình nuôi cá kết hợp các loại hình khác. Có hộ thành công với mô hình cá kết hợp cây cảnh; có hộ thành công với mô hình cá kết hợp nuôi chim trĩ, nuôi công;… tạo thành một quần thể kinh tế - sinh thái đa dạng.

Từ đó, Đông Mỹ đang có chủ trương triển khai các khu nghỉ dưỡng sinh thái kết hợp giải trí, hứa hẹn nhiều thành công chỉ trong nay mai.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.