| Hotline: 0983.970.780

Chuyên gia diệt chuột

Thứ Sáu 05/11/2010 , 10:27 (GMT+7)

Dùng lon sữa bò kéo rê trên mặt ruộng tạo tiếng động làm cho lũ chuột giật mình tháo chạy theo đường đăng bằng tre và chui gọn vào trong cái lợp to tướng.

Ông Võ Văn Cam với chiếc lồng đựng chuột và những cái rập bắt chuột không lò xo, không mồi trên cánh đồng Lê Trì (Tri Tôn, An Giang)

Dùng lon sữa bò kéo rê trên mặt ruộng tạo tiếng động làm cho lũ chuột giật mình tháo chạy theo đường đăng bằng tre và chui gọn vào trong cái lợp to tướng.

Đó là cách làm hết sức đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả của nông dân Võ Văn Cam (56 tuổi) ở xã Lê Trì, huyện Tri Tôn, An Giang. Những mùa lũ ít, chuột nhiều như thế này, mỗi ngày ông Cam có thể bắt được hàng trăm kg chuột đồng. Ông cho biết: Nếu bắt chuột theo kiểu quây bắt bình thường thì chuột vẫn còn đường chạy thoát và tiếp tục sinh sôi nảy nở.

Nghiên cứu kỹ về đặc điểm sống và cách di chuyển của lũ chuột, ông nghĩ ra cách tận dụng những lon sữa bò cũ cho vào vài viên đá, khoan lỗ và móc vào chung một dây chì dài bằng chiều ngang mảnh ruộng để tạo tiếng động làm cho lũ chuột giật mình bỏ chạy về một hướng. Ngoài ra để tránh tình trạng chuột chạy tạt qua hai bên mé ruộng, ông dùng nẹp tre đóng thành dĩ khít cao khoảng 1 m làm đường đăng và cắm sâu xuống đất để chuột không còn đường chui ra ngoài.

 Cuối đường đăng, ông tạo thành mũi tàu để cho chuột chạy xuôi chiều và chui vào trong cái lợp to tướng nằm phía sau cùng. Cách bắt chuột thế này hết sức đơn giản và hiệu quả. Chỉ cần có hai người nắm hai đầu dây chì để kéo rê các lon chạy trên mặt ruộng rồi đến mở nắp lợp và trút chuột vào giỏ đựng mang về.

Ông Cam chia sẻ: Nếu bắt chuột theo cách truyền thống, đợi khi lúa đến hồi thu hoạch thì thiệt hại cho bà con đã nhiều rồi. Cách này mình có thể làm bắt chuột bất cứ thời điểm nào trong năm. Có nghĩa hễ thấy có chuột nhiều thì mình làm mà thậm chí có thể đuổi chuột ở các bờ đê, bờ kênh, những nơi có cỏ rậm rạp chứ không nhất thiết phải là trong ruộng lúa.

Ông Cam cười tươi nói: Lúc ban đầu thấy tui bắt chuột kiểu này ít ai tin lắm. Chẳng hạn như anh Bảy Bản ở cùng xóm, trước đây khi ruộng lúa của ảnh đã vô hạt cứng cáp rồi mà bị chuột cắn hại dữ lắm. Tui nói với ảnh cho tui tới bắt chuột dùm nhưng ảnh đâu có chịu. Lúc đó ảnh nghĩ mình kéo lon kiểu này chỉ làm cho lúa của ảnh bị rụng bông thêm chứ hay ho gì. Hôm sau, tui bắt chuột dùm cho một đám ruộng hơn công đất ở cặp bên ruộng của ảnh được 2 bao chuột (bao 50 kg). Lúc đó anh Bảy mới giật mình nói với tui “Tui cảm ơn chú lắm”. Bữa sau tui lại đám ruộng của ảnh bắt gần 200 kí chuột, ảnh mừng húm hết trơn.

Ông Đào Văn Hiệp, PCT Hội Nông dân xã Lê Trì cho biết, ông Cam đúng là một nông dân gương mẫu và điển hình ở địa phương. Từ khi lưu lạc đến đây với đôi bàn tay trắng, không một cục đất chọi chim, chỉ biết làm thuê kiếm sống. Vậy mà từ khi có sáng kiến bắt chuột bằng lon sữa bò mà ông Cam đã mua được đất, cất nhà, đào ao nuôi cá, nuôi bò vỗ béo và 15 công đất ruộng. Mỗi năm thu nhập gần 100 triệu đồng.

Xem thêm
Doanh nghiệp là đầu kéo phát triển chăn nuôi quy mô lớn

An Giang xác định được vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp trong việc nâng cao giá trị của ngành chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung gắn an toàn sinh học.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đào Bắc Hà mất mùa, giá cao

LÀO CAI Hiện đào Pháp ở Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch. Năm nay cây đào không được mùa nên giá cao hơn mọi năm.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.