| Hotline: 0983.970.780

Chuyển giao giải pháp tích hợp đến cộng đồng

Thứ Hai 29/07/2013 , 09:58 (GMT+7)

Từ đầu năm 2013 đến nay Syngenta Việt Nam tổ chức 2 khóa tập huấn nông học cây lúa cho nông dân ở các tỉnh ĐBSCL.

Cũng như bất kỳ nhà nông lấy cây lúa làm chủ đạo, anh Lê Văn Hùm ở ấp Bình Lộc, xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang luôn mơ ước có những vụ mùa bội thu với chi phí thấp nhất. Vậy thì giải pháp ở đâu?

Sau khi được tham dự tập huấn nông học về cây lúa của Cty Syngenta Việt Nam, anh Lê Văn Hùm trở về thực hành ngay các giải pháp tích hợp mới của Syngenta trên thửa ruộng sau nhà. Một số bà con láng giềng thường ngày ra đồng quan sát cách làm của anh.

Anh Hùm nói: “Qua những gì được học, bà con hỏi gì thì tôi chỉ dẫn hết để sau này cùng làm theo”. Anh kể, trước đây anh quen sử dụng nhiều loại thuốc BVTV của các công ty khác nhau và canh tác lúa theo tập quán sạ dày, bón phân nhiều và phun thuốc trừ sâu khá nhiều nên chi phí tính ra tới cuối vụ rất cao mà năng suất lúa vẫn không theo ý muốn.

Vụ lúa HT 2013, trong quá trình thực nghiệm giải pháp tích hợp của Syngenta, anh Hùm chia thửa ruộng làm hai: Một bên ứng dụng giải pháp theo hướng dẫn của các kỹ sư Syngenta, bên còn lại làm theo tập quán cũ để đối chứng.

Anh Hùm nhận xét: Trên phần ruộng ứng dụng giải pháp tích hợp của Syngenta cho thấy sâu bệnh giảm rõ rệt, nhờ đó ít tốn thuốc trừ sâu, chi phí giảm, lúa cứng cây, bông sáng chắc… ước tính năng suất tăng cao hơn từ 1 - 1,2 tấn/ha so với ruộng lúa đối chứng nằm kề bên.


Anh Lê Văn Hùm say mê thuyết trình về các giải pháp và kỹ thuật tiên tiến của Syngenta cho nông dân đến tham quan cánh đồng ứng dụng tại Châu Phú

Trên thửa ruộng hơn hai công đất (2.000 m2) sau nhà anh, liên tiếp trong 3 ngày từ 15 - 17/7, lần đầu tiên hơn 300 nông dân từ các xã trong huyện Châu Phú (An Giang) đã hội tụ về tham quan, so sánh qua 4 giai đoạn sinh trưởng cây lúa ứng dụng giải pháp của Syngenta.

Trong đó có nhiều nông dân cặm cụi quan sát từng bụi lúa, đếm từng chồi, đo chiều dài lá, chiều dài rễ, chiều dài bông, đếm từng hạt lúa và so sánh với ruộng đối chứng nằm liền kề làm theo tập quán cũ để xem canh tác lúa ứng dụng giải pháp của Syngenta có gì mới.

Sau khi tham quan, ghi chép vào sổ tay từ thực tế trên đồng, nông dân sẽ tham dự lớp tập huấn, trao đổi ý kiến với các cán bộ hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp. Cùng với sự tham gia của đại diện Chi cục BVTV An Giang, các chuyên gia nông nghiệp Trường ĐH Cần Thơ, lớp tập huấn nông học cây lúa này là một phần của chương trình “Nông dân vì cộng đồng” của Cty Syngenta Việt Nam với mục tiêu giới thiệu chi tiết các giải pháp tích hợp tiên tiến của Syngenta cho đông đảo bà con được biết.

Vào thời điểm vụ HT đang diễn ra, các chuyên gia nông học Syngenta "bắt mạch” đúng vào nỗi băn khoăn lo lắng lâu nay của nông dân trồng lúa. Mùa mưa thời tiết bất lợi, thường xảy ra mưa dầm kéo dài dễ gây hiện tượng lúa đổ ngã, sâu bệnh phát triển. Nông dân vất vả, cực nhọc và có phần lúng túng trong việc lựa chọn giải pháp nào khắc phục để tăng năng suất, lúa trúng mùa không thua kém vụ ĐX.

Ở ĐBSCL, nông dân làm lúa HT lo ngại nhất là khi lúa trổ gặp mưa, bệnh lem lép hạt, lúa đổ ngã. Anh Nguyễn Tấn Phát cùng tham gia thực nghiệm với anh Hùm thừa nhận: Ứng dụng giải pháp tích hợp mới của Syngenta khắc phục được nhược điểm này nên đem lại hiệu quả vượt trội. Vụ lúa HT này tôi áp dụng cách làm như trên, đến nay lúa trên đồng chín vàng sắp thu hoạch.

Tuy nhiên muốn đạt kết quả, cần lưu ý ứng dụng các kỹ thuật trong từng giai đoạn lúa trên đồng. Giai đoạn nào cũng đều quan trọng, không được lơ là, do đó việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV phải đúng thời điểm.

Anh Phạm Văn Hoài, nông dân xã Bình Chánh, huyện Châu Phú là một trong 300 nông dân đến dự lớp tập huấn nông học cây lúa tỏ ra tâm đắc các giải pháp tích hợp của Syngenta. Anh Hoài nhận xét: "Thói quen lâu nay của một số nông dân cứ nghĩ làm lúa rất dễ, cứ theo cách ông bà truyền lại, sạ dày để lúa có nhiều chồi, cho ra nhiều bông. Nhưng nếu làm như vậy chỉ làm tăng chi phí bón phân, phun xịt thuốc trừ sâu nhiều, sâu bệnh vẫn bùng phát cao và cuối cùng năng suất không đạt theo ý muốn.

Trong khi đó, với giải pháp của Syngenta, chỉ cần sạ thưa 10 - 12 kg giống/công, giảm 5 - 8 kg giống/công so với trước đây. Đó là chưa kể tới kỹ thuật chọn giống, làm đất và cách quản lý nước, chăm sóc lúa, đặc biệt trong giai đoạn bón phân đón đòng phải đúng thời điểm kết hợp với quản lý dịch hại tốt thì mới cho được “đòng to, bông bự” và tăng năng suất.

Hiện nay làm lúa đang gặp cạnh tranh giá bán, tôi nghĩ áp dụng giải pháp tích hợp giảm được chi phí đầu tư mới có thể tăng lợi nhuận. Vụ lúa thu đông sắp tới, tôi có 3 ha sẽ tự nguyện tham gia chương trình “Nhà nông tiên phong”.

Ông Nguyễn Hữu Thanh, Giám đốc kỹ thuật Cty Syngenta Việt Nam cho biết: Nội dung lớp tập huấn này giúp nông dân nhận biết cách làm mới, đó là giải pháp đơn giản, tích hợp các biện pháp canh tác phù hợp áp dụng theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, nhằm cải thiện đáng kể về năng suất, chất lượng và thu nhập cho nông dân trong điều kiện áp lực ngày càng tăng của các yếu tố sinh học và phi sinh học.

Qua đó, nông dân có dịp tự tay đo dếm, quan sát, thảo luận và so sánh hiện trạng cây lúa trên đồng giữa 2 ruộng theo tập quán của nông dân và theo giải pháp tích hợp: Việc áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật xuyên suốt 4 giai đoạn sinh trưởng cây lúa từ khâu lựa chọn xử lý giống, chuẩn bị đất, quản lý nước, quản lý dinh dưỡng, quản lý dịch hại bằng biện pháp sinh học và hóa học.

4 giai đoạn sinh trưởng quan trọng của cây lúa là:

Giai đoạn khỏe mạ: Cho mạ cao đồng đều, có bộ rễ khoẻ có được từ sự chuẩn bị đất, giống, quản lý bọ trĩ-rầy nâu, cỏ và lúa cỏ cùng với việc quản lý nước, quản lý dinh dưỡng.

Giai đoạn sung chồi (đẻ nhánh): Cho số chồi hữu hiệu/m2 nhiều hơn, lúa xanh khỏe, phát triển đồng đều.

Giai đoạn đều đòng (đòng-trỗ): Cho đòng phát triển đều hơn, cho nhiều bông/m2, đảm bảo tối đa số hạt/bông, duy trì bộ lá xanh khoẻ cho quang hợp hiệu quả.

Giai đoạn đầy hạt (trỗ-chín): Tăng tỷ lệ hạt chắc, chất lượng hạt tốt hơn, xay xát ít hao hụt hơn.

Tóm lại, giải pháp tích hợp bao gồm:

Áp dụng đồng bộ các khuyến cáo địa phương (quản lý giống, nước, dinh dưỡng, duy trì quần thể thiên địch…).

Quản lý dịch hại theo từng giai đoạn sinh trưởng cực trọng của lúa phù hợp với IPM, 1 phải 5 giảm, quản lý tính kháng của sâu, bệnh...

Và quan trọng là nông dân đạt được hiệu quả đầu tư với tỷ suất lợi nhuận cao nhất.

Từ đầu năm 2013 đến nay Syngenta Việt Nam tổ chức 2 khóa tập huấn nông học cây lúa cho nông dân ở các tỉnh ĐBSCL. Mỗi khóa có 200 - 300 nông dân nòng cốt tham gia, sau đó, đội ngũ này sẽ mang kiến thức được đào tạo để giúp đỡ cho cộng đồng nông nghiệp tại địa phương, giúp cộng đồng nâng cao năng suất và cải thiện cuộc sống.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm