| Hotline: 0983.970.780

Chuyện hậu cần trên tàu cảnh sát biển

Thứ Năm 12/06/2014 , 08:15 (GMT+7)

Ngoài nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, lúc rảnh rỗi, các chiến sĩ cảnh sát biển giải trí bằng việc câu cá, chơi thể thao hay trở thành những đầu bếp thành thạo./ Buổi lễ đặc biệt

NHỮNG ANH NUÔI

Bốn giờ sáng khi mọi người còn đang chìm trong giấc ngủ (trừ những chiến sĩ trực ca) thì chiến sĩ Hoàng Đức Chính và trung úy Hồ Hà Long đã thức dậy để chuẩn bị bữa sáng cho anh em trên tàu CSB - 2016. Người nhặt rau, người thái thịt, làm cá… rất khẩn trương. Mặt trời vừa nhô lên khỏi mặt biển, thức ăn đã được Chính và Long dọn sẵn trên bàn.

Trung úy Hồ Hà Long (SN 1978, quê ở Hải Phòng) cho biết: “Hầu hết các tàu cảnh sát biển không biên chế hậu cần, do đó, cơm nước mỗi ngày được chia ra cho hai người phụ trách. Hôm nay, tôi làm bếp trưởng, Chính làm bếp phó. Công việc nấu ăn mọi người ở trên tàu đều phải đảm nhận và thực hiện theo kiểu xoay vòng. Trên tàu chỉ có một số người phụ trách ngành đặc biệt thì được miễn”.

10-23-28_nh-1
Trung úy Hồ Hà Long và chiến sĩ Hoàng Đức Chính vào bếp

Trung úy Long năm nay đã 36 tuổi nhưng vẫn độc thân. Tôi nói đùa: Cảnh sát biển như anh thường xuyên lênh đênh trên biển nên có ít thời gian tìm kiếm bạn gái hay sao mà chưa cưới vợ? Anh Long cười: “Không hẳn vậy đâu nhà báo, cái duyên chưa đến thôi”.

Hỏi về chuyện học nấu ăn, trung úy Long trải lòng: "Lúc chưa vào lực lượng cảnh sát biển, cơm nước đều do mẹ hay chị nấu cho ăn nhưng từ ngày vào lực lượng thì phải tự học. Anh em trên tàu dạy cho nhau. Nhờ thế, ai cũng có thể trở thành đầu bếp cừ khôi".

Còn chiến sĩ Hoàng Đức Chính (SN 1993) quê ở Liên Minh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) mới vào ngành cảnh sát biển được hơn 10 tháng. Tuổi đời còn trẻ nhưng nhìn cách Chính pha chế thức ăn thì giống như một đầu bếp giàu kinh nghiệm.

Chuẩn bị xong, bếp trưởng Long nấu, còn Chính phụ giúp. Hành, tỏi phi lên thơm nức cả con tàu. Vừa xào thức ăn trung úy Long vừa bảo: Chúng tôi thực hiện nhiệm vụ trên biển thường dài ngày nên khâu chuẩn bị thực phẩm rất quan trọng. Tàu có 4 tủ cấp đông tuy nhiên cũng chỉ bảo quản rau quả được 10 ngày. Do đó anh em thường xuyên thiếu rau xanh để ăn”.

10-23-28_nh-2
 

Anh Long cho hay, để rau được bảo quản trong tủ cấp đông lâu ngày, trước khi đưa lên tàu thì đem rau phơi cho héo. Ngoài ra, các chiến sĩ có những cách bảo quản rau quả khá đặc biệt, như bắp cải được đùm giấy báo và treo ở mọi ngóc ngách trên tàu.

Chui xuống gầm bàn, chiến sĩ Chính lấy ra 2 bắp cải và cho biết: “Thường thì mỗi bữa ăn, tàu cảnh sát biển cần khoảng 3 bắp cải là đủ nhưng hôm nay phải lấy thêm 2 bắp nữa vì có khách. Tàu CSB - 2016 ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ gần nửa tháng rồi, bắp cải để lâu ngày nên bị hỏng phía ngoài rất nhiều, mỗi bắp chỉ lấy được 2/3, có những bắp bị thối nên chỉ lấy được ít ở trong”.

10-23-28_nh-3
Bắp cải chỉ lấy được 2/3

Bắp cải, bí xanh, cà, đậu cô ve thường để được lâu hơn, còn rau muống, cải… chỉ để được 7 - 10 ngày.

Theo chiến sĩ Chính, nấu ăn trên tàu khác hoàn toàn với ở đất liền. Những hôm sóng lớn, để nấu một nồi canh rất khó khăn. Mặc dù bếp được thiết kế có 4 thanh sắt ôm xung quanh để giữ nồi nhưng khi sóng lớn, con tàu chao nghiêng liên tục, nồi canh rất dễ bị lật đổ.

10-23-28_nh-4
Nấu ăn trên tàu, nước trong nồi thường bị đổ ra ngoài

“Không những nồi nghiêng đổ mà người cũng nghiêng ngả theo tàu. Những hôm sóng to, một người đứng trước xào nấu thì phía sau phải có một người ôm chặt. Nếu không thì nước trong nồi sẽ té ra ngoài. Nhưng với kinh nghiệm đi biển, anh em trên tàu có cách khắc phục hết, bữa ăn nào cũng đầy đủ các món theo tiêu chuẩn”, chiến sĩ Chính nói.

CÂU CÁ GIẢI KHUÂY

Ngoài khoảng thời gian thực hiện nhiệm vụ, các chiến sĩ cảnh sát biển có những phút nghỉ ngơi. Đêm xuống, họ thả đèn dụ cá mực, cá chuồn, cá kìm... Đây là cách làm đơn giản nhưng rất hiệu quả.

10-23-28_nh-6
Câu cá cải thiện bữa ăn


Vớt mực

Trung úy Mai Văn Trực, thuyền phó tàu CSB - 2016, chưa đến ca trực nên ra boong tàu cầm vượt vớt cá mực. Anh Trực cho biết: “Ở Hoàng Sa mực nhiều lắm. Có những đêm đỏ đèn, mực nổi lên mặt nước dày đặc, anh em vớt được mấy nồi quân dụng. Ăn không hết thì bỏ vào tủ cấp đông để làm thức ăn dự trữ. Nếu tủ không còn chỗ chứa thì làm sạch đem phơi khô”.

Để giải trí sau những giây phút căng thẳng, trung úy Nguyễn Hữu Tuấn, thuyền phó CSB - 2016, cầm dụng cụ ra boong tàu cùng anh em câu cá. Câu đêm với anh không chỉ là thú vui mà còn giúp cải thiện bữa ăn.

Tôi từng tham gia câu cá ở nhiều nơi nhưng câu cá ở Hoàng Sa thật thú vị: Câu cá không có cần. Dụng cụ câu chỉ cần sợi dây dài cả trăm mét, phía lưỡi câu gắn một cục chì to. Mồi câu là cá chuồn, cá mực. “Ở độ sâu hơn 1.000 m, dòng chảy rất lớn và loài cá ma thường mắc câu. Loài cá này có đặc điểm dài gần 1 m, to bằng cổ tay. Khi bị mắc câu, gỡ lưỡi câu ra khỏi miệng phải cẩn thận, bởi răng của nó rất sắc. Cá ma được làm sạch phơi khô và nướng ăn thì tuyệt vời”, trung úy Tuấn nói về kinh nghiệm câu cá ở Hoàng Sa.

10-23-28_nh-7
Thành quả những lần thả câu

Sau 15 phút thả câu, trung úy Tuấn đã kéo lên một con cá ma dài gần 1 m, đen sì.

Câu cá ở Hoàng Sa có những chuyện thú vị. Có khi hai lưỡi câu mắc vào nhau, thấy dây rất căng cứ tưởng cá to nên thi nhau kéo. Hoặc có những lúc lưỡi câu mắc vào tàu, vật nặng thì dùng hết sức lôi và bị đứt dây.

Quá thích thú với việc câu cá ở đây, tôi mượn đồ nghề của một thủy thủ và nhập cuộc. Đứng cạnh tôi là trung úy Tuấn, cả hai người đang say sưa cầm dây câu thì loa trên tàu thông báo: Ngành 5 chuẩn bị máy chính trái, máy chính phải.

Nghe xong, Tuấn bảo: “Anh ơi! Cuộn dây nhanh lên, tàu sắp chạy để làm nhiệm vụ. Mình kéo không kịp sẽ bị đứt hết lưỡi câu”.


Các chiến sĩ nhặt rau, nấu ăn trên tàu

Sau gần 2 giờ đồng hồ, tàu CSB - 2016 hoàn thành nhiệm vụ, tắt máy thả trôi, lúc này các thủy thủ lại ra boong tàu thả câu, kéo những con cá lên tàu.

Có hôm gặp phải luồng cá, ai cũng thức đến khuya và sáng hôm sau trên boong thượng, cá được phơi dày đặc.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Trận dông lốc kinh hoàng khiến hàng trăm hộ dân 'màn trời chiếu đất'

Bắc Kạn Rạng sáng ngày 18/4, dông lốc trên diện rộng làm hơn 580 ngôi nhà tại tỉnh Bắc Kạn hư hỏng, người dân và chính quyền địa phương đang nỗ lực khắc phục hậu quả.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm