| Hotline: 0983.970.780

Chuyện lạ có thật: Đại sứ quán Mỹ rởm tồn tại suốt 10 năm tại Ghana

Thứ Bảy 20/01/2018 , 07:05 (GMT+7)

Theo BBC, tòa đại sứ quán Mỹ rởm tại thủ đô Accra, Ghana đã bị lộ tẩy. Qua điều tra cho thấy đây là sản phẩm của các nhóm tội phạm người Ghana và Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác điều hành trong suốt 10 năm liền.  

Tham nhũng chống lưng cho ĐSQ rởm hoạt động?

Theo Bộ ngoại giao Mỹ (USSD), việc hình thành ĐSQ rởm tại thủ đô Accra, Ghana là một trong những hiện tượng "xưa nay hiếm", coi thường luật pháp quốc tế. Nó không hề tồn tại trong thời gian ngắn mà kéo dài tới hơn một thập kỷ, chính quyền cũng không hề hay biết.

17-16-50_1
ĐSQ Mỹ rởm (trái) và ĐSQ Mỹ thật tại Accra

Thậm chí, những kẻ giả mạo thành lập ĐSQ rởm còn treo cả quốc kỳ Mỹ và chân dung tổng thống Barack Obama tại trụ ngay giữa thủ đô. ĐSQ quán  rởm hoạt động ba ngày một tuần, từ 7h30 đến 24h vào các ngày thứ Hai, Ba và Chủ Nhật. Điều đó chứng tỏ có sự chống lưng, làm ngơ của những quan chức tham nhũng của Ghana.

ĐSQ giả "màu vàng úa xập xệ" do các băng nhóm tội phạm của Thổ Nhĩ Kỳ và Ghana phối hợp điều hành, cấp phát cả những visa chính thống có được theo cách bất hợp pháp và cả những visa, các giấy tờ tùy thân giả khác. Sự lập lờ có ý định chủ quan này ắt hẳn phải có sự tiếp tay của các quan chức biến chất nên nó mới hoạt động hiệu quả và tồn tại lâu đến như vậy.

Tuy đã thông báo sự hoạt động bất hợp pháp của tổ chức này nhưng USSD lại không thông báo có bao nhiêu người đã vào được Mỹ nhờ giấy tờ do tổ chức giả này cung cấp, cũng như không nói rõ cách thức những người này kiếm được các loại giấy tờ chính thức ra sao. Trong quá trình lục soát trụ sở ĐSQ rởm nói trên, lực lượng chức năng thu giữ hơn 150 visa và hộ chiếu của 10 quốc gia khác nhau.

17-16-50_2
Sáu tháng sau khi ĐSQ Mỹ rởm bị phát giác, báo chí mới vào cuộc đưa tin

Theo hãng CNN, không phải đến bay giờ, tổ chức này mới lộ mặt mà từ mùa hè năm 2015, nó đã rơi vào tầm ngắm của các cơ quan chức năng Ghana và Mỹ. Cũng trong chiến dịch truy quét nói trên, cảnh sát còn phát hiện thêm một đại sứ quán Hà Lan rởm khác tồn tại ở Accra. Riêng vụ sau cả Ghana lẫn Hà Lan chưa có ý kiến chính thức nên báo chí chưa vào cuộc.
 

Ai điều hành ĐSQ Mỹ rởm Accra?

BBC trích dẫn nguồn tin từ USSD cho hay, việc điều hành đại sứ quán giả này là các thành viên băng nhóm tội phạm có tổ chức người Ghana và Thổ Nhĩ Kỳ và một số luật sư người Ghana. Phần lớn, đều là công dân Thổ Nhĩ Kỳ nói thạo tiếng Anh và Hà Lan.

Đây là toà nhà tạm bợ, xập xệ khắc hẳn với toà đại sứ quán thật của Mỹ ở Cantonments, ngoại ô Accra. Đề cập đến các hoạt động của ĐSQ giả này, phóng viên Sammy Darko của BBC đã cho Chương trình truyền hình Focus on Africa hay, do không tìm hiểu nên rất nhiều người vẫn vô tư xếp hàng trước ĐSQ giả để làm thủ tục, không hề hay ở Cantonments, ngoại ô Accra đang tồn tại một ĐSQ Mỹ thật. Đặc biệt khi thấy những người da trắng nói tiếng Anh nên mọi người đều tin là thật.

"ĐSQ Mỹ rởm còn đưa ra chiêu lừa cực kỳ tinh vi, không chấp nhận các cuộc gặp phỏng vấn xin thị thực mà không hẹn trước. Chưa hết, ĐSQ rởm còn cử người đến những nơi hẻo lánh, nhất là vùng Tây Phi để tìm khách hàng, đưa về Accra, thuê khách sạn gần đại sứ quán giả... tất cả những điều này đã làm cho con mồi nhanh chóng xa bẫy", thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh.

17-16-50_3
Sản phẩm của ĐSQ Mỹ rởm tại  Ghana

Để dễ bề hoạt động, đại sứ quán giả còn dùng tiền đút cho các quan chức tham nhũng để được làm ngơ. Bằng chứng, khi bị kiểm tra đột xuất vào hôm 2/11 mới đây, các nhà chức trách chỉ bắt giữ được vài nghi phạm là nhân viên quèn,  thu được 150 hộ chiếu từ 10 nước. Thực ra đây không chỉ là lần đầu vụ việc được cảnh báo mà trước đó, từ hồi tháng 6/2016 nhờ thông tin của một người cung cấp dư luận biết được có tới hai ĐSQ giả của Mỹ và Hà Lan cùng tồn tại ở thủ đô Ghana. Nhưng không hiểu sao mãi đến ngày 2/12 khi trang tin Ghanabusinessnews.com dẫn thông báo từ USSD thì các báo lớn của Mỹ mới vào cuộc.

Ngược lại với thủ tục ở ĐSQ rởm, ĐSQ Mỹ thật ở Cantonments, ngoại ô Accra vẫn tồn tại và cấp visa nghiêm túc cho các đối tượng có  nguyện vọng đi lại giữa hai quốc gia. Do không chịu tham khảo, tư vấn hoặc cố tình tới Mỹ theo con đường bất hợp pháp nên nhiều người đã bị lừa. Ta hãy nghe chị Adelaide Arthur, người Ghana đến làm việc tại ĐSQ Mỹ thật ở Cantonments tâm sự. Theo Adelaide, việc làm đầu tiên là đến ngân hàng nộp lệ phí visa. Sau khi nộp lệ phí, khách hàng được cấp một mã số để hoàn tất hồ sơ nhập cảnh theo quy định nêu trong trang website của ĐSQ Mỹ. Mẫu đơn được hoàn tất tuỳ thuộc theo mục đích chuyến đi, thường là du lịch, nhưng mục đích Adelaide tới Mỹ là công việc truyền thông, nên xin visa hạng I (Class 1) trong khi đó phần lớn đến Mỹ bằng visa B1/B2...

17-16-50_4
17-16-50_4-
Sản phẩm thật của ĐSQ Mỹ tại Ghana cấp bằng cách lấy dấu vân tay trên máy

(Theo CNN/BBC- 12/2017)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).