| Hotline: 0983.970.780

Chuyện nhà nông ở xứ sở nụ cười

Thứ Ba 05/07/2011 , 11:53 (GMT+7)

Thái Lan được mệnh danh là bếp ăn của thế giới, nơi nhà nông Việt Nam hằng ngưỡng vọng đuổi kịp… Vậy người Thái làm nông nghiệp thế nào?

Thái Lan được mệnh danh là bếp ăn của thế giới, nơi xuất khẩu mọi thứ từ gạo, rau xanh, hoa quả đến thịt, cá sống, chín, nơi nhà nông Việt Nam hằng ngưỡng vọng đuổi kịp… Vậy người Thái làm nông nghiệp thế nào?

1. Bangkok đón đoàn các nhà nông nghiệp Việt Nam sang tham quan với “đặc sản” thường nhật là tắc đường cả chục cây số. Thủ đô Thái có đủ hệ thống giao thông từ tàu điện ngầm, tàu điện nổi, đường trên cao, đường dưới thấp, đường thủy, đường bộ nhưng kẹt xe vẫn là chuyện thường ngày ở nơi này bởi có tới trên 5,5 triệu xe ô tô lưu thông mỗi ngày- gấp cỡ chục lần Hà Nội.

Cơ quan chức năng Thái thống kê thiệt hại do ách tắc giao thông ở riêng Bangkok đã tới hơn 1 tỷ USD/năm. Trẻ con Bangkok muốn đến trường vào lúc 8 giờ sáng phải dậy từ lúc 5h30, ăn nhoáng nhoàng trên ôtô mấy thứ “cơ động” như cơm hộp, xôi, bánh, sữa rồi ngồi mài đít trên ghế hai tiếng đồng hồ cho quãng đường di chuyển vài cây số. Phụ nữ Bangkok đi làm gặp lúc kẹt xe lấy trang điểm như một phương tiện  duy nhất để giết thời gian.

Tắc đường trở thành nỗi ám ảnh, thành một căn bệnh tâm lý của cảnh sát giao thông Thái đến nỗi chính phủ đã vạch ra cho riêng họ một chương trình trị liệu, xả stress bằng…nụ cười. Muốn qua được khóa trị liệu này mỗi cảnh sát giao thông Thái phải nhuần nhuyễn nhiều bài tập cười từ các cấp độ. Nhỏ như cười nhếch mép, cười nhoẻn miệng. Lớn cười rộng miệng, cười phô răng. Cỡ đại cười ngoác miệng, hở cả nướu lợi, cười thành tràng như bắn súng liên thanh.

Tắc đường khiến cho nhiều sản phụ Bangkok…đẻ rơi con khi đang trên đi đường. Tin bay tới tận hoàng cung Thái khiến cho đức vua năm 1993 phải xuất 11 triệu baht (gần nửa triệu USD) để thành lập “Dự án cảnh sát giao thông Hoàng gia”. Những cảnh sát giao thông này đặc biệt ở chỗ họ có đồng phục riêng, không chỉ huy giao thông mà có chức năng… đỡ đẻ. Túi đồ nghề của họ thường trực kè kè bên người không phải là còi, là biên lai xử phạt mà là bông, băng gạc và một chiếc máy thở để làm sạch mũi cho trẻ sơ sinh.

FM giao thông của Bangkok sẽ ghi nhận, loan báo trên làn sóng của mình những trường hợp sản phụ có dấu hiệu sinh. Lúc Bangkok xảy ra tắc đường, cảnh sát giao thông phải chạy trên xe môtô một cách nhanh chóng đến giải cứu bà mẹ kia giữa dòng xe nườm nượp. Người lái tắcxi nào hôm đó có sản phụ sinh ngay trên xe coi là một phúc lớn, là vận may cho cả năm làm ăn phát tài, tiền nhiều như lũ lụt miền Trung. Theo thống kê của cảnh sát Thái Lan, năm 2010 cảnh sát đã đỡ đẻ cho 312 đứa trẻ trên phố.

2. Thoát khỏi nạn tắc đường ở Bangkok đoàn chúng tôi thẳng tiến đến tỉnh Saraburi- nơi đóng đô của nhà máy chế biến thịt gà cỡ lớn của Cty CP. CP có ba nhà máy với tổng công suất giết mổ trên 800.000 con gà/ngày, chủ yếu xuất cho thị trường Châu Âu và Nhật Bản. Dân Thái theo đạo Phật, sát sinh là điều tối kị nên toàn bộ gà được giết chết bằng điện trước khi mổ. Để đáp ứng cho nhu cầu khổng lồ về gà ấy là một mạng lưới rộng khắp các trang trại chăn nuôi khép kín, đại quy mô mỗi cái cả trăm ngàn con.

Cty CP cung ứng từ hạt giống ngô, thu mua ngô thịt, chế biến thức ăn chăn nuôi, xuất giống gia cầm, trang thiết bị chuồng trại tới giết mổ rồi cung ứng thịt tươi, thịt chế biến thành một chuỗi liên hoàn mà qua mỗi công đoạn, giá trị của nông sản càng được gia tăng. Có thể nói không ngoa, đầu này vào con gà còn sống đầu kia đã ra miếng đùi gà vàng ruộm, thỏi xúc xích hồng hồng, nóng hôi hổi. Vì chủ yếu là thị trường xuất khẩu nên gia cầm không được tiêm vắc xin cúm H5N1 cũng như nhiều loại vắc xin khác.

Khi có dịch, một “đội phản ứng nhanh” sẽ lập tức đến bao vây, cô lập rồi tiêu hủy toàn bộ cũng như khử trùng phun xịt chuồng trại. Với hệ thống chuồng trại khép kín như vậy, Thái Lan có cách đảm bảo chống lây dịch từ bên ngoài vào theo nguyên tắc mỗi lứa gà là một lứa công nhân. Công nhân theo gà từ lúc gà nhập trại đến lúc xuất thịt mới được ra. Họ ăn, ngủ, nghỉ ở trại luôn, tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc nội bất xuất, ngoại bất nhập. Trung bình công nhân phải cắm chốt chừng trên 40 ngày theo mỗi lứa gà như vậy.

Tại trụ sở của CP seed, ông Pinyo Wonganan - Phó Chủ tịch ngành thực vật khép kín của tập đoàn cho hay đang nghiên cứu nhiều “vũ khí” cho cây ngô như nhóm giống chống sâu bệnh, nhóm giống trên đất chua mặn cho các vùng bờ biển. Đặc biệt Thái không quan tâm đến giống biến đổi gen bởi thị trường xuất chính của họ là Châu Âu, Nhật Bản hiện vẫn cấm nông sản loại này. Thái Lan là đất nước mở, có đủ dịch vụ từ sex show, mại dâm lượn như cá vàng trong lồng kính nên cơ chế quản lý nông nghiệp của họ cũng theo hướng rất mở.

Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm, có giống nào tiềm năng là đưa ra dùng được luôn mà không có công nhận tạm thời, chính thức như ở ta. Anh tự chịu trách nhiệm với thương hiệu của anh, kể cả ra tòa. Bởi vậy giống ra rất nhanh nhưng doanh nghiệp thường không dám làm lớn ngay mà vụ đầu chỉ bán 50-70 tấn để thử xem hiệu quả ra sao rồi mới tung ra ồ ạt.

Nông dân Thái cũng rất nhanh nhạy, những giống nào mới, hiệu quả là tìm ngay nguồn bán chỗ nào, liên lạc tới tận tập đoàn giống để đăng ký mua, để được trợ giúp kỹ thuật. Hàng năm tập đoàn giống như CP khảo nghiệm hàng ngàn cặp để lọt ra những giống phù hợp, sau đó thị trường chính  là “bàn tay của Chúa” quyết định tất cả.

3. Nông dân sau mỗi thu hoạch lại tự tổ chức hội thảo đầu bờ giống được trồng vụ vừa qua, đánh giá chất lượng, năng suất cũng như khả năng chống chịu sâu bệnh. Vì hội thảo do họ tự tổ chức nên tất cả bà con nông dân đều có quyền khen chê đúng mực và tương đối công bằng. Trên thực tế do quỹ đất rộng, mỗi nông dân Thái có trung bình 5 ha, gieo cấy chỉ một vụ là chính. Họ thu hái ngô bằng máy. Ngày gieo ngô, ngày thu hoạch được đại lý hay nhà máy biến lên lịch rồi tới thu mua. Cây ngô bị cắt ngang, trừ lại 2/3 thân để bổ sung chất hữu cơ cũng như giữ độ ẩm cho đất. Việc ép cấp và ép giá rất ít khi xảy ra vì giá bán theo độ ẩm, công khai và rành mạch.

Về lúa Thái Lan chủ yếu cấy lúa thuần. Nhà nước chú ý tạo điều kiện cho các nhà máy chế biến, đánh bóng gạo. Có khoảng 100 nhà máy như vậy. Thái Lan không có các tổ chức khuyến nông như ở VN mà nhân viên các phòng nông nghiệp huyện được cử phụ trách từng vùng, từng xã. Họ đến kiểm tra sản xuất, nghe ngóng phản hồi của nông dân rồi lên kế hoạch xử lý những vụ việc cụ thể.

Để hỗ trợ nông dân chính phủ Thái khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp dưới nhiều hình thức. Nông dân được cấp thẻ do xã xác nhận nhà có bao nhiêu ruộng, có khả năng hoàn vốn trong bao lâu, ai không đảm bảo không được vay. Họ cũng có thể vay bằng tín chấp tức là người khác bảo lãnh cho một hộ không có tài sản thế chấp.

Tuy nhiên nông dân Thái Lan rất hiếm khi được vay tiền mặt. Ngân hàng sau khi đánh giá khả năng chi trả cũng như tài sản thế chấp của họ sẽ chuyển tiền vào nhà máy của doanh nghiệp cung ứng máy, vật tư nông nghiệp để rồi người dân nhận cái máy, nhận vật tư đúng như họ yêu cầu. Rất khó sử dụng sai mục đích đồng vốn vay từ ngân hàng. Nông nghiệp ở đâu cũng có rủi ro về thị trường, về thời tiết. Nếu giá bán nông sản thấp hơn giá sản xuất nông dân Thái được bảo hiểm giá. Họ chỉ việc cầm phiếu bán nông sản ra ngân hàng để thu về phần chênh lệch.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm