| Hotline: 0983.970.780

Chuyện nhỏ trong nhà

Thứ Ba 23/11/2010 , 10:41 (GMT+7)

Sinh con được bốn tháng, đến lúc phải đi làm, vợ chồng chị Anh Tuệ ở quận Đống Đa, Hà Nội mời được bà mẹ chồng quê Nam Định lên giúp chăm con.

Bà nội bao giờ cũng quí cháu nên nhận lời ngay nhất là thằng bé lại là cháu đích tôn. Là người hiểu biết nên ngay khi mới ở cữ, chị Tuệ đã đưa con vào khuôn khổ cho quen dần với nếp sống mới khoa học. Bé được ngủ giường riêng thay vì được mẹ bế ẵm suốt ngày. Bé gắt ngủ chỉ cần vỗ về không cần nựng, cần ru...

Nhưng từ khi có bà nội chăm, bao nhiêu kiến thức mới mẻ được chị tiếp thu qua sách báo, qua mạng đều phải gác lại. Cả ngày, bà tha hồ ôm ấp cháu vỗ về để “bù lại mấy tháng nó bị bố mẹ bỏ rơi” – bà nghĩ vậy. Cứ rảnh việc bà lại ôm riết lấy cháu. Bé gắt ngủ, bà nội lại nựng, lại ru, lại đi rong đến lúc nó ngủ mới thôi.

Hai ngày nghỉ cuối tuần được ở nhà với con, chị Tuệ đâm vất vả. Đến giờ ngủ, mẹ không ru, không bế đi rong là nó cứ khóc hoài, không chịu ngủ. Hết chuyện ngủ đến chuyện ăn. Trẻ con bây giờ thường biếng ăn, bà thương cháu cứ ép cháu ăn quá nhanh quá nhiều, nhồi như nhồi gà, có lần thằng bé phải ói ra. Bà lại thích vừa cho ăn vừa bế cháu đi chơi hàng xóm nên thằng bé quen ăn rong. Mẹ ngồi một chỗ cho con ăn là nó không chịu. Đến là khổ.

 Có lần lúc vui vẻ, chị Tuệ góp ý với mẹ chồng, bà gạt phắt đi nói giận dỗi: “Trẻ con mới nứt mắt ra biết gì mà rèn với giũa. Lớn lên khắc ngoan hết. Bố nó hồi bé tôi cũng chăm vậy mà giờ vẫn thành người, có sao đâu”. Chị Tuệ im re nhưng trong lòng vẫn ấm ức.

Chuyện nhà chị Hải ở quận Tây Hồ cũng gần giống như vậy. Khi bé gái lớn của vợ chồng chị đi mẫu giáo lớn, còn thằng con trai được 2 năm tuổi phải gửi nhà trẻ thì mẹ chị quê Hải Dương mới chịu lên Hà Nội trông nhà, trông cháu. Cả ngày ở nhà một mình bà buồn lắm nên chiều đến thấy các cháu về bà vui ra mặt.

Thằng cu chưa tự ăn được, bà xí phần độc quyền cho cháu ăn. Lấy lý do là cháu nhai chậm, món gì bà ngoại cũng cho vào mồm nhai cho nhỏ rồi mớm lại cho cháu. Chị Hải thấy mẹ làm vậy vừa cổ hủ vừa mất vệ sinh nên góp ý. Bà lại sẵng giọng: “Chị lớn khôn xinh đẹp được như bây giờ cũng nhờ mẹ sề này mớm cơm cho hồi bé đấy!”. Có khi vừa ăn trầu xong, chưa xúc miệng bà đã mớm cho cháu. Miếng cơm nhai còn màu hồng, nom mà kinh.

Cháu xổ mũi, nhà có cái hút mũi, bà không dùng, toàn ghé mồm vào mũi cháu hút đờm ra. Nhắc mẹ vài lần không được, mỗi khi được ở nhà, chị Hải lại giành lấy phần cho đứa nhỏ ăn. Thấy vậy, bà buồn lắm nói với chồng chị: “Vợ anh có còn coi tôi ra gì nữa đâu. Bỏ quê ra đây mà thằng cháu ngoại cũng không được chăm. Rõ khổ”.

Con của mẹ cha cũng là cháu của ông bà. Tuy nhiên khoảng cách giữa hai thế hệ còn khác nhau, tạo ra những bất đồng không đáng có từ những chuyện nhỏ trong nhà. Nếu không giải quyết khéo sẽ làm cho mối quan hệ gia đình, nhất là giữa mẹ chồng và nàng dâu vốn đã nhạy cảm dễ trở nên căng thằng.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm