| Hotline: 0983.970.780

Chuyện phía sau những chuyến xe cứu trợ

Thứ Sáu 05/11/2010 , 08:52 (GMT+7)

Kế hoạch đi cứu trợ bột phát được lập nên ngay sau các cuộc điện thoại kêu gọi tham gia cứu trợ đồng bào lũ lụt do anh Tâm Phùng khởi xướng.

Nghẹn ngào trước thiệt hại lũ lụt gây ra cho đồng bào miền Trung nhưng bận rộn công việc dường như ai cũng chỉ biết ngậm ngùi theo dõi thông tin. Cho đến một hôm, anh Tâm Phùng, phóng viên NNVN tại Quảng Bình gọi vào đặt vấn đề quyên góp hỗ trợ đồng bào vùng lũ. Và kế hoạch đi cứu trợ bột phát được lập nên sau các cuộc điện thoại kêu gọi tham gia cứu trợ đồng bào lũ lụt.

>> Vơi đi những mất mát…
>> Miền Trung trong vòng tay yêu thương
>> Vét gạo lên đường

Sự khởi hành suôn sẻ

Khi mà các cơ quan đoàn thể đều phát động tinh thần “lá lành đùm lá rách” thì việc quyên góp không dễ bởi mỗi người hầu như đều phải tham gia ủng hộ không dưới 2 tổ chức xã hội. Chỉ đến khi chúng tôi cảm đoan sẽ có một nhóm trực tiếp đi trao quà cứu trợ thì nhiều đơn vị, cá nhân mới hưởng ứng và sự nhiệt tình khi ấy cao hơn cả mong đợi của chúng tôi. Sau hai tuần chuẩn bị chúng tôi có được khoản “hòm hòm” gồm 800 phần quà chủ lực là 5 tấn gạo và một số tiền tương đương số quà, đủ tự tin cất bước.

Các anh ở Quảng Bình, Hà Tĩnh thì thắc mắc lũ rút cả tuần mà sao chúng tôi ra muộn thế. Nhưng gửi hàng đi là cả một vấn đề khi 22 thùng quần áo chỉ nặng 460 kg nhưng khá cồng kềnh. Chuyến đi khó định rõ ngày nếu không có sự hỗ trợ của Công ty vận tải Hoàng Long, công ty tải Thành Hưng, Hàng không Jetstar Pacific, (TP.HCM) và dịch vụ xe Phạm Văn Chung ở Vinh…

Hương Khê, Hà Tĩnh như muốn chúng tôi cảm nhận rõ nỗi khốn khó bà con vùng lũ nên ngày đoàn đến trời chuyển lạnh. Cơn mưa đêm khiến đường thêm lầy lội và cái lạnh càng đậm hơn. Trước cửa UBND xã Phương Mỹ, hàng trăm người đứng chờ chộn rộn hẳn khi thấy hàng cứu trợ đến. Một nhóm bà già phong phanh áo xanh thanh niên xung phong, hai tay khoanh lại, lưng khòng run rẩy trước rét. Vài cụ mặc áo mưa dù trời đã tạnh từ lâu. Nhờ có đội kiêm lâm Hương Khê và các cán bộ xã, 300 phần quà nhanh chóng tập kết trước thềm ủy ban. Đích thân ông Nguyễn Hồng Quân, chủ tịch xã đứng ra đọc danh sách nhận hàng cứu trợ từ các thôn gửi lên.

Dân làng chia thành các nhóm, nhóm có phiếu nhận cứu trợ xếp ngay ngắn trước bàn phát hàng, góc sân là những người vừa nhận hàng ra ngồi túm tụm, móc hàng cứu ttrợ ra xem. Vòng ngoài cùng là những người không có phiếu. Một anh gầy đét, mặt khắc khổ chen vào xin cầm chiếc áo gió xem một tí, lựa lúc mọi người chú ý phát hàng, anh… ôm áo chạy. Ông chủ tịch xã dợm chân đuổi theo bị chúng tôi giữ lại. Một chị từ đâu bỗng chen vào dúi phiếu vào tay tôi hối giao hàng. Vừa nhìn phiếu, anh Quân trợn mắt: Phiếu cũ đã nhận hàng ngày 27, sao chị lại định lừa đoàn. Chị bỏ thói gian dối đi nhé. Đừng làm xấu mặt Phương Mỹ chứ!...

Không khí náo động hẳn khi thấy trong những phần quà sau có chăn bông. Một chị bế con nhỏ, chìa mặt bé đang tái vì lạnh, chảy nước mắt năn nỉ: Cả nhà tui 6 khẩu, 4 đứa nhỏ nheo nhóc, chị ơi cho chúng tôi một cái chăn thôi, không gạo cũng được, kẻo mấy đứa nhỏ bị lạnh bệnh hết chừ! Sững lòng, tôi quay lại nói nhỏ mọi người linh động.

Anh Quân, chũ tịch xã bước lại nói nhẹ nhưng kiên quyết: Chị đã 2 lần nhận hàng cứu trợ, chúng tôi đâu để chị thiệt, chị nên nhường cho những người còn khó khăn hơn. Nói rồi anh quay sang chúng tôi: Cả xã có 16 thôn đều ngập nặng, ai cũng khổ. Các chị ở ngoài đến, nhìn bề ngoài không rõ bằng chúng tôi đâu. Họ tên từng hộ, ai, thôn nào, … khổ ra sao tôi đều nhớ. Chúng tôi luôn cố gắng điều tiết công bằng. Các chị nên tin chúng tôi. Chúng tôi không muốn vài người làm ảnh hưởng tin thần cả xã.

300 phần quà phát vèo trong vòng một giờ là hết. Trời đã về chiều, chúng tôi phải vội vã lên xe vì hành trình còn phải sang Đức Châu, Đức Thọ, nơi nghe nói cũng chịu nhiều thiệt hại của lũ. Xe lăn bánh mà lòng trĩu nặng trước ánh mắt những người không có quà đang ngẩn ngơ nhìn theo.

Trĩu nặng con tim

Khác với Phương Mỹ, UBND Đức Châu vắng hoe. Từ các phòng của ủy ban, cán bộ công nhân viên chạy ra chào đón. Không có cán bộ kiểm lâm, việc xuống hàng chủ yếu dựa vào các bác tài chở hàng. Mặt một số cán bộ xã sựng lại khi nghe chúng tôi phát hàng trực tiếp cho dân. Trong lúc chờ xuống hàng, tôi vào hỏi tình hình xã sau lũ, ông Nguyễn Văn Hiếu, chủ tịch xã cho biết, năm nào cũng đối phó vài trận lũ nên dân Đức Châu khá nhiều kinh nghiệm. Nhờ vậy bà con Đức Châu không bị thiệt hại gì nhiều về tài sản ngoài mất trắng hoa màu.

Trời gần tối mà nhùng nhằng mãi chẳng ai hỗ trợ chúng tôi dỡ hàng xuống. Vài cán bộ xã í ới gọi nhau “đoàn này có áo gió mới, chăn bông mới này, hàng được lắm đó”! Cả đoàn chúng tôi chợt sốc nặng khi phát hiện dưới gầm cầu thang ủy ban cả một đống to quần áo cũ. Bước lại kéo vài bộ ra xem thì thấy hầu hết đều là đồ còn tốt. Trước sự thảng thốt của chúng tôi, một chị cán bộ xã vội xác nhận và giải thích: Hàng cứu trợ nhưng vì… ít quá nên chúng tôi để đó, chờ khi nào nhiều thì chia cho dân. Lại sốc khi một cán bộ quay ra quát dân đứng chờ bên ngoài vì chưa xong phiếu trong khi trên tay đang cầm cả xấp.

Ngoắc tay cho vài người quen vào, anh ta phát phiếu cho họ và các cán bộ xã.… Nhận thấy việc phát hàng trực tiếp nơi đây sẽ chỉ là hình thức trước cung cách làm việc này chúng tôi quyết định thay đổi ké hoạch cứu trợ, vì đoàn còn những 2 điểm đến ở Nghệ An. Thấy chúng tôi mang hàng trở ngược lên xe, một tốp cán bộ xã vội nhào lên xe gạo xuống hàng. Thế là 1,5 tấn gạo được bốc xuống trong vòng chưa đầy 10 phút.

Mặc dù đã lấy lại bớt những món quà quý như chăn bông, áo gió và mùng màn nhưng tâm trạng ấm ức trĩu nặng cả đoàn khi rời Đức Thọ. Liệu 1,5 tấn gạo, 100 áo gió và mấy chục cái chăn bông cùng quần áo để lại có đến tay dân? Càng day dứt hơn khi nhớ ánh mắt Phương Mỹ trong gió lạnh khi đoàn rời đi. Trao đổi với một số bạn qua điện thoại, chúng tôi phấn khởi hẳn khi nhận được sự tiếp sức của một nhóm Hà Nội lên đường vào cùng tiếp sức. Nhập thêm hàng vừa nhận từ Hà Nội, chúng tôi quyết tâm sẽ quay lại Phương Mỹ sau khi trao quà cứu trợ cho Nam Đàn.

Mặc dù đã đăng ký trước nhưng phút cuối chúng tôi được thông báo lịch trình thay đổi vào phút cuối, thay vì đến Hưng Nhân, Hương Nguyên thì sẽ qua phát cứu trợ ở xã Khánh Sơn, Nam Đàn. Dân dịa phương tại Vinh nghe vậy ngạc nhiên hỏi: Khánh Sơn là vùng núi, có lụt đâu mà cứu trợ? Sáng 30/10, tại UBND huyện, chúng tôi được bà Hằng, phó chủ tịch huyện Nam Đàn cho biết: Nam Đàn bị ngập lụt, tổn thất năng nề. Tuy nhiên do các đoàn cứu trợ chỉ chú tâm đến các xã bị nạng nên xảy ra tình trạng nơi quá nhiều, nơi chẳng có ai quan tâm. Xã Nam Cường nơi chúng tôi định tới đã có đến 100 đoàn cứu trợ thăm, hàng nhiều đến nỗi dân đem mì tôm đi bán. Vì vậy huyện muốn gợi ý đoàn nên san sẻ bớt hàng cứu trợ cho xã Khánh Sơn, cũng bị ảnh hưởng lũ nhưng ít ai quan tâm.

Nhất trí với điều tiết của huyện chúng tôi thằng tiến đến Khánh Sơn. Chẳng biết bí quyết của dân Khánh Sơn có gì đặc biệt hơn Đức Châu mà lũ lụt không dám để lại dấu vết. Nhìn bậc cầu thang dẫn lên cửa ủy ban xã chúng tôi thở phào khi có đoàn doanh nghiệp Hà Nội cùng đi. Nhóm Hà Nội với 18 chàng trai nhanh chóng leo lên bốc dỡ hàng hóa. Tuy nhiên, trước khung cảnh nên thơ của Khánh Sơn, chúng tôi bảo nhau chỉ dỡ xuống một nửa hàng, còn thì chia đội hình sang thử bên Nam Cường xem sao.

Vừa vào đến Nam Cường, dấu vết lũ lụt đã in dấu trên các vách nhà dọc đường, trên những khoảnh ruộng nước đục ngàu và trên những gương mặt người dân đây đó thoáng qua. Ủy ban xã Nam Cường vắng hoe bởi thông tin đoàn cứu trợ không đến đã “đuổi” dân về. Bộ mặt xã Nam Cường thật thảm khi chúng tôi bước vào căn phòng tiếp khách không có cái bàn tử tế. Tiếp khách là những chiếc ghế dài cọc cạch bên chiếc bàn trông như bàn quán ăn. Thắc mắc về tình hình nhận hàng cứu trợ của xã, bà Chu Thị Nguyệt, cán bộ Hội chữ thật đỏ bê ra cuốn sổ chi tiết danh sách các đoàn đến và số lượng hàng đã nhận, đã chia. Cả xã có 1.570 hộ với 6.730 nhân khẩu. Kể cả đoàn cứu trợ Báo NNVN thì Nam Cường đón được 100 đoàn. Có đoàn đến với 11 suất quà, có đoàn 50 hoặc 100 suất. Đã chia cho dân 114 triệu/118 triệu đồng tiền mặt nhận từ các đoàn. Tổng số gạo nhận được (tính đến ngày 30/10) là 23,8 tấn, trong đó riêng HAGL vừa đem đến trao 10 tấn sáng nay. Bà Nguyệt phân trần: Tổng số mì ăn liền xã nhận được là 2.061 thùng, chia bình quân mỗi nhà chỉ nhận hơn 1 thùng mì ăn liền, lấy đâu nhiều mà dân đem bán hả chị?

Một điều an ủi dầ sao thì Nam Cường quả thật cũng đã nhận được nhiều sự quan tâm của các đơn vị. tuy nhiên, sự nghèo khó của Nam Cường cũng khiến chúng tôi không thể dứt áo ra đi. Ông Thái Hồng Sơn, chủ tịch xã nhanh chóng cho người đi mời đại diện các xã khó khă nhất đến cho chúng tôi trao quà cứu trợ. Sự lo lắng của các vị trưởng thôn không biết nên phân chia cho dân ra sao khi quà lúc là áo gió, lúc lại màn khiến chúng tôi vui hơn. Họ biết lo lắng thế, nhất định hàng sẽ đến tay dân.

Trong khi ấy đoàn cứu trợ bên khánh Sơn bị sốc nặng khi xe máy đến nhận cứu trợ xếp hàng dài trước xã, nhận cứu trợ có người vàng đeo đỏ cổ, có người ngật ngưỡng hơi men,… chửi thề, văng tục khắp nơi khi quà không đúng ý. Chị Thu Hương, người phát quà của đoàn sửng sốt khi ông chủ tịch xã chen vào đòi quà. Thấy cô ngơ ngác, ông dõng dạc khẳng định: vừa đọc tên tôi mà, quà tôi đâu? (!!!???)

Tình người nơi khốn khó

Giữ bớt lại gạo và quà của Nam Đàn, chúng tôi không thấy mình có lỗi bởi bà con Phương Mỹ còn thiếu thốn quá. Huy động thêm nhiều nguồn, chúng tôi quay lại Phương Mỹ với 4 tấn gạo cùng hàng hóa đủ chia 800 phần quà. Xe cứu trợ còn cách ủy ban cả 500 mét, dân từ các ngõ ùa ra chào đón. Đám trẻ đang chơi trước cổng ủy ban reo vang chạy theo xe. Cả trăm người đang sắp hàng trong sân rạng rỡ nụ cười. Nhìn sự ngạc nhiên của họ khi có một giọng la lên “Ủa, các cô này hôm qua phát hàng rồi mà”, chúng tôi cười vang. Sự nhộn nhạo của đám đông dịu hẳn khi nghe tuyên bố hôm nay cả xã, mỗi hộ đều có một phần quà. Các hộ lập tức tự dãn ra, họ ưu tiên cho các hộ nhà bên kia sông nhận hàng trước để còn về kịp con nước. Hôm nay, chẳng ai chen lấn cũng chẳng ai kỳ nèo xin xỏ… 800 phần quà nhanh chóng phát trong vòng chưa đầy 3 giờ.

Nụ cười của em bé Phương Mỹ khi nhận quà xóa hết trong tôi những bực bội, quên đi bất công từ những kẻ vô trách nhiệm. Nụ cười Phương Mỹ đủ để chúng tôi thêm sức mạnh kêu gọi mọi người hãy chung tay để vùng lũ có nhiều hơn những nụ cười như thế.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm