| Hotline: 0983.970.780

Chuyến thám hiểm mặt trăng của tàu Apollo 11

Thứ Năm 10/11/2011 , 12:11 (GMT+7)

Xin cho biết thêm thông tin về cuộc chinh phục mặt trăng cách đây 42 năm. Các nhà du hành vũ trụ trong chuyến chinh phục mặt trăng làm cách nào để quay lại được trái đất?

* Xin cho biết thêm thông tin về cuộc chinh phục mặt trăng cách đây 42 năm. Các nhà du hành vũ trụ trong chuyến chinh phục mặt trăng làm cách nào để quay lại được trái đất?

Nguyễn Thanh Định, Phú Hải 1, Phú Nhuận, Bảo Thắng, Lào Cai

Theo trang web niemtin.free.fr thì ngày 20/7/1969, hai phi hành gia người Mỹ đã đổ bộ thành công xuống mặt trăng, đánh dấu một kỷ nguyên mới trong lịch sử chinh phục vũ trụ của loài người. Tàu Apollo 11 rời bệ phóng vào ngày 16/7/1969 và tới quỹ đạo mặt trăng vào ngày 20/7.

Phi hành gia Michael Collins ở lại khoang điều khiển trên quỹ đạo, còn Neil Armstrong và Buzz Aldrin xuống mặt trăng bằng khoang đổ bộ Eagle. Trong lúc hạ độ cao, Armstrong và Aldrin nhận ra rằng họ đang bay về một khu vực đầy đá lớn cách nơi đổ bộ vài km. Để khoang đổ bộ không lao vào đá, họ phải điều khiển nó bay chếch về vị trí khác. Nỗ lực ấy khiến Eagle suýt cạn nhiên liệu.  

Các nhà du hành cắm lá cờ Mỹ trên mặt trăng

May mắn thay, đúng lúc động cơ ngừng hoạt động vì hết nhiên liệu thì Eagle chạm đất. Neil Armstrong là người đầu tiên đặt chân xuống mặt trăng. Hai phi hành gia gặp khó khăn trong việc cắm được quốc kỳ Mỹ trên mặt trăng vì mặt đất ở đó khá cứng. Sau đó họ phải vặn cán cờ nhiều lần để nó găm vào đất.

Hai phi hành gia quay trở lại khoang đổ bộ và cởi mũ sắt sau khi rảo bước trên mặt trăng. Họ ngửi thấy một thứ mùi mà Armstrong miêu tả là “giống như tro ướt trong lò sưởi”. Aldrin thì cho rằng nó giống như “mùi thuốc súng”. Thực ra đó là mùi của bụi đất bám vào giày. Sau khi chui vào khoang đổ bộ, Aldrin vô tình làm vỡ nút công tắc để kích hoạt các động cơ. Nếu động cơ không hoạt động, họ sẽ không thể trở về trái đất.

May mắn thay, họ tìm thấy một chiếc bút bi trong khoang và đã dùng nó để nối dây điện trong công tắc. Khi trở về trái đất tất nhiên phải phát động một động cơ khác và tạo sức đẩy để đưa tàu vũ trụ trở lại trái đất. Sau khi hạ cánh xuống trái đất 3 phi hành gia bị cách ly trong 3 tuần vì giới chức Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ ( NASA ) sợ rằng họ có thể mang theo những tác nhân gây bệnh lạ từ mặt trăng.

Chương trình đổ bộ lên mặt trăng của các tàu Apollo được đầu tư 25,4 tỷ USD, tương đương 150 tỷ USD theo thời giá ngày nay.

* Trả lời bạn Nghiêm Văn Đoán, Tân Việt, Bình Giang, Hải Dương

Câu hỏi về thủy sâm tôi đã trả lời vài lần rồi. Nước ngoài còn gọi là Nấm trà. Đây là một dạng cộng sinh giữa nấm men và vi khuẩn gluconic (chuyển hóa đường thành acid gluconic). Một số người thấy chua tưởng nhầm là acid acetic có trong giấm, nên cho rằng uống thủy sâm có hại như khi uống giấm để giảm cân. Nhận xét này không đúng.

Nhân giống thủy sâm dễ dàng bằng cách xin hay mua giống (như cái giấm) về cho vào lọ miệng rộng, buộc nắp bằng vải sạch. Bổ sung vào lọ trước khi cấy giống bằng nước trà đường. Độ ngọt vừa phải như uống nước đường và nên dùng trà Lipton cho đủ vị thơm. Đây là một loại nước giải khát rẻ tiền, dễ làm và có tác dụng tốt đối với đường tiêu hóa.

* Xin được hỏi năm 1968 có mặt trận xảy ra ở Dốc Bà Định hay không? Dốc này ở địa phận nào thuộc tỉnh Quảng Trị? Một câu hỏi nữa là: Có Nghĩa trang Trường Sơn Đông ở Giao Linh, Tây Ninh hay không? Trong nghĩa trang này có nghĩa trang A1 hay không?

Nguyễn Tiến Hồng, thôn Chân Sơn, Hương Sơn, Bình Sơn, Vĩnh Phúc

Trước hết tôi xin có nhận xét chắc bạn là người cao tuổi vì có chữ viết rất đẹp và khá bay bướm. Các cháu nhỏ hiện nay nói chung có chữ viết rất xấu vì không được luyện tập cẩn thận ở bậc tiểu học. Bạn nên tổ chức lớp dạy viết chữ đẹp cho các cháu nhỏ trong xã, trong huyện.

Theo sổ tay địa danh Việt Nam thì chỉ có Dốc Cao, Dốc Cun, Dốc Dài, Dốc Hà, Dốc Lão. Dốc Miếu…Không tìm thấy tài liệu nào về Dốc Bà Định. Tôi đã hỏi thêm một số đồng chí lãnh đạo tỉnh Quảng Trị và cũng được trả lời là không có Dốc Bà Định ở Quảng Trị và không từng có mặt trận nào xảy ra ở địa danh này.

Tôi cũng đã liên hệ với một số đồng chí lãnh đạo ở Tây Ninh và được biết ở tỉnh Tây Ninh không có địa danh Giao Linh và không có nghĩa trang Trường Sơn Đông.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm