| Hotline: 0983.970.780

Chuyện tiền bạc giữa vợ chồng tưởng dễ nhưng thật ra rất tế nhị

Thứ Sáu 04/11/2016 , 06:55 (GMT+7)

Cháu luôn thiếu tiền để chi tiêu mà không phải lúc nào cũng nhắc chồng được. Gia đình của anh ấy ai cũng làm việc ở những nơi thu nhập cao, sinh hoạt phong lưu, ai cũng có mấy thẻ cho mình tiêu pha và đi du lịch.

Cô kính mến!

Cháu và chồng lấy nhau đã được 3 năm. Con trai đầu của chúng cháu cũng đã 2 tuổi. Chồng cháu làm việc cho công ty tư nhân, cháu làm việc trong cơ quan nhà nước. Nói vậy chắc cô cũng biết thu nhập của chồng cháu tốt hơn của cháu rồi phải không cô?

Cũng như mọi đôi khác, chúng cháu yêu nhau, tìm hiểu kỹ, hai bên gia đình vun đắp cho rồi cưới nhau. Hai vợ chồng đều có bằng đại học, không ai lép vế hơn ai. Nhưng cháu gặp vấn đề tài chính thật khó nói cô ơi.

Cô à, theo cháu biết, nhiều đôi trẻ bây giờ đều gặp vấn đề như chúng cháu. Mọi thứ thu nhập của chồng hay vợ đều đi vào con đường tài khoản. Và thẻ là thứ bắt buộc phải có và phải giữ. Nhưng người vợ thì chi tiêu chủ yếu bằng tiền mặt, gạo ga, chợ búa hàng ngày, tiền lương người giúp việc, tiền con đau ốm bệnh hoạn, tiền đối ngoại của hai vợ chồng… không thể dùng thẻ như tiền điện tiền nước tiền cáp hay tiền Internet được.

Vậy là cháu luôn thiếu tiền để chi tiêu mà không phải lúc nào cũng nhắc chồng được. Gia đình của anh ấy ai cũng làm việc ở những nơi thu nhập cao, sinh hoạt phong lưu, ai cũng có mấy thẻ cho mình tiêu pha và đi du lịch. Vì vậy mà cháu không thể than với mẹ chồng, chị chồng hay là với em gái của anh ấy được. Trong khi đó ba má cháu gốc nông thôn, không biết cái thẻ ATM là cái gì.

Cháu đơn độc và chắp vá cuộc chi tiêu của mình. May nhà cháu chỉ có hai chị em, em trai cháu cũng đã đi làm, thi thoảng nó nhét tiền đỡ đần cho chị. Cô ơi, làm sao để công thức chi tiêu của vợ chồng nói lên được tính chất hòa hợp, yêu thương, hy sinh cho nhau? Lâu dài, cháu phải cư xử, đối thoại sao với chồng để anh hiểu là anh phải làm sao với thu nhập của anh và sinh hoạt của gia đình? Cháu nghĩ con lớn tiền cũng lớn theo, rồi sẽ là một đứa nữa như kế hoạch mà tiền anh tiền em thế này cháu không thấy hạnh phúc ở đâu cả. Cô ơi, giúp cháu.

--------------------

Cháu thân mến!

Đúng, mô hình gia đình của các bạn trẻ bây giờ là tài khoản riêng nhưng cuộc sống lại chung. Không cứ gì các bạn trẻ, người già lương hưu cũng qua tài khoản và ATM thì sao?

Vì vậy mà không nên ý tứ trong trao đổi với nhau về nghĩa vụ tài chính. Thế hệ như cô đây, dễ hơn, vì thu nhập thấp, nhu cầu thấp nhưng vẫn là tài khoản lương anh và em riêng chứ. Vì vậy mà phải minh bạch và có thỏa thuận và hết sức thấu đáo, khoa học. Rút lương cho vợ cầm, hoặc là chồng đảm nhận khoản nào, vợ lo khoản nào…

Chuyện tiền bạc giữa vợ chồng tưởng dễ nhưng thật ra rất tế nhị. Nhất là khi chồng thu nhập nhiều, làm việc căng thẳng trong khi vợ nhàn hơn và thu nhập ít, thậm chí quá ít. Làm sao? Không cách nào khác là đấu tranh với chồng. Ví như việc lớn chồng phải lo: lương người giúp việc, điện nước mọi thứ gọi là “nuôi” một cái nhà ở thành thị, nếu cả tiền thuê nhà nữa, chồng lo. Vợ lo gì, chợ búa tối thiểu, linh tinh… Và những khoản chi đột xuất như hiếu hỉ, con cái ốm đau, đi ăn ngoài, đi du lịch… vẫn chồng là chính. Ấy là cô nói chồng thu nhập cao, chồng nắm tiền.

Thông thường người ta không khoán mà chồng đưa vợ một cục (dĩ nhiên không đưa hết thu nhập tháng đó). Để còn tiết kiệm nữa chứ mà ngẫm ra, vợ là tay hòm chìa khóa vẫn tích lũy được nhiều hơn. Vì tiền trong túi vợ nó yên chứ tiền nó không nhắc, không sinh sự như nó tích lũy trong túi của chồng.

Rồi cháu sẽ thấy không tế nhị mãi được. Chồng thương là phải biết và phải lắng nghe. Ngứa phải nói mới biết mà gãi, đừng “mượn” em trai nó “gãi” hoài, nó còn phải để dành cho riêng nó. Vả lại chồng không biết, chồng tưởng vợ thu nhập khá nên cô ta lo chu toàn hết, ngờ đâu. Nói chung, hai mà một nhưng một mà hai, cần thì phải nói, nói cho tới, giải quyết được căn cơ vấn đề, từ đó thoải mái và rồi sẽ quen với công thức của riêng nhà mình, không giống ai, không nhìn nhà ai, hai ta thấy được là được, thế nhá.

Con lớn tiền lớn theo và rồi một đứa nữa, cháu không lên tiếng rốt ráo sớm, để ấm ức lâu ngày chuyện sẽ nổ bùng, nước mắt, hai bên xích mích nhau và rồi sẽ khó hàn gắn nói gì yêu thương và hy sinh.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm