| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 20/08/2014 , 09:19 (GMT+7)

09:19 - 20/08/2014

Có 200 triệu, việc này sẽ xong!

- Thật khủng khiếp! Chỉ có thể thốt lên như vậy, khi đọc những thông tin do PV một tờ báo, sau khi đã dùng nghiệp vụ thực hiện một cuộc điều tra, công bố. 

Hai “đối tác” đã thực hiện một cuộc mua bán. Bên mua là một anh trùm buôn gỗ lậu, chưa có kiến thức gì về ngành Y, chưa hề tiêm một mũi tiêm cho người bệnh, vì chưa bao giờ được làm việc ở một cơ sở y tế nào. Bên bán là một phó giáo sư - tiến sỹ (PGS-TS), nghĩa là cả học hàm lẫn học vị đều cao chót vót, với chức vụ là trưởng bộ môn của một trường đại học y -dược.

Vật mua bán là tấm bằng chứng nhận học vị cao nhất của ngành Y: Bằng tiến sỹ y khoa. Việc mua bán diễn ra nhanh, gọn, dứt khoát và dễ dàng, đến mức người bán chỉ biết tên người mua vào phút chót.


Vị PGS.TS "đáng kính" tên Đàm Khải Hoàn định giá bằng tiến sỹ y khoa 200 triệu và 100 m2 ván sàn gỗ nghiến dày 5cm

Cuộc mua bán đã phơi bày toàn bộ sự nhầy nhụa của “công nghệ chế tạo” những tấm bằng thật cho những kẻ học rởm mà xưa nay người ta mới chỉ phỏng đoán chứ chưa nắm được chứng cứ. Nay thì chứng cứ đã rành rành rồi.

Này nhé: Những bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học của ngành (tiêu chuẩn bắt buộc phải có đối với một nghiên cứu sinh), sẽ do người bán viết hộ, rồi “đưa cho bọn tạp chí mấy đồng để nó đăng cho”.

Đề cương đề tài nghiên cứu cũng do người bán viết hộ. Còn khi bảo vệ đề cương thì “Trước khi bảo vệ, tôi bảo cậu đến gặp ai thì cậu đi gặp người đó”, thế là đề cương đề tài sẽ được thông qua, coi như người mua đã đỗ đầu vào. Việc của người mua chỉ là tìm cách có tên trong một tổ chức phi chính phủ, không cần phải làm việc ở đó.

Và… đi buôn gỗ lậu cho giỏi, để có 200 triệu đồng cùng với 100 m2 ván sàn gỗ nghiến dày 5 cm cho người bán. Còn những điều kiện bắt buộc nghiên cứu sinh phải thực hiện trong quá trình nghiên cứu một luận án tiến sỹ theo quy định của Bộ GD-ĐT, như trình độ ngoại ngữ, thời gian bắt buộc phải có mặt tại nơi nghiên cứu, làm luận án, bảo vệ luận án… Tất cả đều chẳng có nghĩa lý gì hết, trước sức chi phối của đồng tiền.

Đối tượng phục vụ của ngành Y là con người. Con người không phải là một cỗ máy. Với một cỗ máy, hỏng cái gì người ta có thể có ngay phụ tùng thay thế, và người thợ chỉ việc mổ tung cỗ máy ra để thay thế, là sau đó nó lại có thể vận hành một cách ngon lành. Nhưng với con người, thì điều đó hoàn toàn không thể.

Với những anh học rởm, một khi đã mua được tấm bằng tiến sỹ y khoa như trên, thì tiếp theo, anh ta sẽ làm gì? Điều chắc chắn là anh ta sẽ chui vào một cơ sở y tế nào đó, để rồi không chỉ tìm cách thu hồi lại số tiền đã bỏ ra mua bằng, mà còn kiếm lãi sau đó.

Hàng trăm hàng nghìn người bệnh sẽ ra sao khi gửi tính mạng mình trong tay những thầy thuốc như vậy? Và với học vị cao nhất đó, rất có thể sau một thời gian, anh ta sẽ được đề bạt lên những chức vụ cao nhất của cơ sở. Và rất có thể sẽ được phong học hàm PGS hay GS. Lúc đó, anh ta lại sẽ trở thành người bán những tấm bằng chứng nhận học vị cao nhất kia.

Điều chắc chắn nữa là đã có rất nhiều người học rởm nhưng đang mang những tấm bằng thật từ cái lò chế tạo của vị PGS-TS kia, đang công tác trong ngành Y. Bởi trước khi đến gặp vị PGS-TS để thực hiện cuộc mua bán, nhà báo đã gặp hơn một người như vậy để nhờ giới thiệu. Ai cũng bảo “Muốn có bằng tiến sỹ, thì gặp ông ấy là… đúng địa chỉ rồi đấy”.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm