| Hotline: 0983.970.780

Có căn cứ để phục dựng điện Kính Thiên?

Thứ Sáu 24/08/2012 , 09:46 (GMT+7)

Trung tâm Bảo tồn di tích Cổ Loa - Thành cổ vừa xới lên vấn đề phục dựng điện Kính Thiên.

Trung tâm Bảo tồn di tích Cổ Loa - Thành cổ vừa xới lên vấn đề phục dựng điện Kính Thiên. Nhiều nhà khoa học góp ý cho vấn đề này, thậm chí có ý kiến phản đối quyết liệt.

Tuy nhiên, không phải là không có căn cứ khoa học để phục dựng điện Kính Thiên mà theo GS Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, cho rằng: “Nói đến Hoàng thành Thăng Long mà không có một hình dung nào về điện Kính Thiên mà chỉ thấy nền đất, thấy tòa nhà xi măng thế này thì thật phản cảm”.

Theo các nhà khoa học, điện Kính Thiên được xây dựng năm 1428, đời vua Lê Thái Tổ và hoàn thiện vào đời vua Lê Thánh Tông, ngay trên nền cũ của cung Càn Nguyên - Thiên An thời Lý, Trần. Điện Kính Thiên là nơi Hoàng đế cử hành nghi lễ Đại triều và các nghi lễ quốc gia quan trọng hàng đầu của đất nước như: Lễ hoàng đế lên ngôi, lễ khánh thọ, lễ tiếp sứ thần các nước… do đó được xây dựng quy mô nhất.

Cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp phá bỏ hành cung Kính Thiên và xây dựng trụ sở chỉ huy pháo binh tại đây. Sau ngày giải phóng Thủ đô năm 1954, khu vực này trở thành nơi làm việc của Bộ Quốc phòng. Điện Kính Thiên chiếm vị trí quan trọng bậc nhất trong khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Hiện nay, dấu tích còn lại là đôi rồng đá và bậc thềm rồng triều Lý.


Điện Kính Thiên

GS Lưu Trần Tiêu cho rằng: “Chúng ta còn đủ sử liệu để phục dựng điện Kính Thiên. Thời Lý Trần sử chép rõ, vị trí điện Càn Nguyên thời Lý Thái Tổ định đô là toà chính điện, tòa này ở giữa, mô tả rõ, phải thế nào, trái thế nào, giữa thế nào. Vấn đề quan trọng là tòa này nằm vị trí nào, chúng ta biết là ở chính giữa Cấm thành, vị trí cao. Tôi tin rằng vị trí đó không khác là nền điện Kính Thiên bây giờ".

"Các sử sách còn chép về Tân cung, Tẩm điện đều còn xác định rõ vị trí sau điện Kính Thiên. Điện Kính Thiên nằm ở trung tâm, chiếu ngang sang thì chỗ Tân Cung, Tẩm điện nằm ngang sang, xây dựng năm 1203. Vị trí này trung tâm, chứng kiến sự chuyển giao thời Lý sang thời Trần cũng ở vị trí này, sau các tài liệu của Lê Quý Đôn cũng viết rất rõ. Thời Trần, Hậu Lê đều có sử chép rõ còn có tên gọi là điện Thiên An”, theo GS Tiêu.

Lấy kinh nghiệm từ các nước châu Âu khi tu bổ, phục dựng kiến trúc nhà thờ cổ dựa trên những bức ảnh cũ, PGS, TS Phan Khanh, Hội Di sản văn hóa Việt Nam cho rằng, chúng ta may mắn còn lại một số tấm ảnh do người Pháp chụp khoảng những năm 1885-1886, ngay trước khi cung điện này bị phá. Tất nhiên, khi đó nhà Nguyễn đã sửa chữa hoặc thu nhỏ chút ít để làm hành cung Bắc Thành.

 Nhiều nước đã thành công khi phục hồi các công trình kiến trúc cũ bị chiến tranh tàn phá thông qua phương pháp đo đạc chính xác trên ảnh cũ. Do đó, cần sưu tầm tiếp những tấm ảnh về điện Kính Thiên qua một số sách báo cũ ở Hà Nội, thậm chí sang Pháp tìm kiếm.

Việc phục dựng không gian điện Kính Thiên là một đòi hỏi cấp thiết nhằm giúp người dân hiểu hơn về giá trị của di tích cũng như phát huy được giá trị đó trong tương lai. Tuy nhiên, với tư cách Chủ tịch Hội đồng Di sản quốc gia, GS Lưu Trần Tiêu cũng nhấn mạnh, việc phục dựng phải thật sự thận trọng, trên cơ sở các cứ liệu khoa học và có sự tham khảo của UNESCO.

Với kinh nghiệm của người trực tiếp làm công tác trùng tu di tích, KTS Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích, cho rằng: “Đã đến lúc phải nghiên cứu phục dựng điện Kính Thiên. Từ những cái đã có và hiểu biết về điện Kính Thiên, chúng ta có thể phục dựng không gian di tích này. Chắc chắn đó không thể là một điện Kính Thiên đầy đủ như đã từng tồn tại trong quá khứ nhưng sẽ đưa chúng ta đến gần hơn ở mức có thể với diện mạo của một công trình trung tâm quan trọng hàng đầu của Thăng Long xưa. Trên thế giới việc phục dựng di tích được làm nhiều và làm tốt mà không ai lẫn lộn đó là di tích gốc, nó cần thiết để bổ sung cho di tích gốc”.

Dựa trên kết quả nghiên cứu các thư tịch cổ và cứ liệu khoa học qua các hố thám sát, PGS, TS Tống Trung Tín, Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam, cho biết: “Không gian chính điện Kính Thiên đã có sự biến đổi qua một số thời kỳ lịch sử. Thời Lê sơ không gian chính điện Kính Thiên gồm có: Đoan Môn - Đan Trì - điện Kính Thiên. Thời Mạc, thời Lê Trung hưng thế kỷ XVII, không gian này vẫn giữ nguyên kiến trúc như thời Lê sơ. Đến thế kỷ XVIII, do thay đổi chức năng của điện Kính Thiên cho nên có thể xen giữa điện Kính Thiên và Đoan Môn đã xây thêm điện Thị Triều. Thời Nguyễn, sửa chữa thu nhỏ điện Kính Thiên, đến năm 1820 xây thêm điện Thị Triều ở phía trước điện Kính Thiên. Vì thế, khi tiến hành phục dựng, cần cân nhắc, tính toán kỹ đến cả các yếu tố biến đổi này”.

Xem thêm
Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Nhận định Wolves vs Arsenal: Pháo thủ trút giận?

Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ vòng 34 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 20h30 ngày 20/4/2024 trên sân vận động Molineaux. 

HLV Hoàng Anh Tuấn: 'U23 Việt Nam hướng đến kết quả tốt nhất trước Malaysia'

U23 Việt Nam đã hoàn tất sự chuẩn bị trước lượt trận thứ hai gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm