| Hotline: 0983.970.780

Cơ cấu giống lúa hợp lý

Thứ Năm 14/10/2010 , 10:00 (GMT+7)

Theo ThS. Nguyễn Quốc Lý, TT KKN giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Nam bộ: Việc lựa chọn để phổ biến một giống lúa được sản xuất chấp nhận trong điều kiện có RN, VL-LXL phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đấy là khả năng kháng rầy, năng suất và chất lượng, giá bán ra thị trường và tính thích ứng của giống...

Trước đây chúng ta có giống OM 1490 với các đặc tính rất ưu việt như cực ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng rộng. Chính vì vậy trong khoảng 2000-2005, diện tích giống này đã lên tới trên 400.000 ha/năm (đứng số 1 ở Nam bộ).

Tuy nhiên do giống nhiễm nặng rầy nâu và đạo ôn, cũng như bệnh VL, LXL nên diện tích của giống đã nhanh chóng giảm theo khuyến cáo của Bộ NN-PTNT, hiện nay chỉ còn khoảng 50.000-70.000 ha/vụ. Tương tự, giống OM 2514 diện tích gieo trồng cũng lên đến trên 100.000 ha/năm trong giai đoạn 2004-2005, nhưng hiện nay chỉ còn lại tập trung ở những vùng có kỹ năng quản lý dịch hại tốt như An Giang; giống Jasmin 85 đã có lúc lên tới 250.000 ha/năm và phát triển rộng trong cả hai vụ ĐX và HT, nhưng hiện nay cũng đã giảm xuống còn khoảng 200.000 ha/năm và tập trung chủ yếu trong vụ ĐX.

"Vậy theo ông cơ cấu giống năm nay nên thế nào?". Trả lời câu hỏi này, ông Lý cho biết quan điểm: "Bây giờ tôi vẫn thấy sự chỉ đạo của TT Bùi Bá Bổng trong việc đề ra nguyên tắc chọn cơ cấu giống vẫn là chuẩn xác, đấy là mỗi địa phương xác định cơ cấu giống gồm 4-6 giống chủ lực, 4-5 giống bổ sung và 5-6 giống triển vọng mới; cơ cấu một giống không vượt quá 20% toàn vùng".

Nhìn chung, bộ giống lúa chủ lực (những giống có diện tích sản xuất trên 50.000 ha/năm) ở Nam bộ năm 2010 vẫn ổn định và tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong những năm tới. 10 giống lúa đứng đầu về diện tích sản xuất ở Nam bộ gồm: IR50404, OM2517, VNĐ95-20, Jasmine85, OM576, OM2514, OM2717, OM4218, OMCS2000 và ML48.

Ngoài ra trong năm 2010, chương trình chọn tạo phát triển giống lúa mới của các cơ quan nghiên cứu được đẩy mạnh; công tác khảo nghiệm và sản xuất thử các giống lúa được thực hiện mạnh mẽ và đồng bộ ở các địa phương; trên cơ sở đó Bộ NN- PTNT đã công nhận được nhiều giống lúa mới cho sản xuất rộng ở Nam bộ như OM4218, OM4088, OM5472, OM6162, OM6161, PHB71 (công nhận chính thức), và các giống OM6377, OM5981, OMCS2009, OM6071, OM5629, OM6600, OM6877, OM5954, OM4101, OM6072, OM5451, OM5464, OM8923, ML214, Nàng Hoa 9 (công nhận cho sản xuất thử).

Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng cơ cấu giống lúa cân bằng và chủ động trong vùng. Tuy nhiên nhóm giống lúa chống chịu tốt với phèn mặn và hạn hán còn hạn chế. Căn cứ vào thực tiễn sản xuất, các thông tin thu thập từ các địa phương và kết quả khảo nghiệm và sản xuất thử trong năm 2009-2010, các nhóm giống cho sản xuất vụ ĐX 2010/2011 được tổng hợp như sau:

Nhóm giống lúa chủ lực (diện tích trên 30.000 ha/vụ): IR50404, OM2517, VNĐ95-20, Jasmine85, OM576, OM2514, OM2717, OM4218, OMCS2000, OM4900, OM6162, ML48.

Nhóm giống bổ sung (diện tich từ 10.000-30.000 ha/vụ): AS996, OM2395, TNDB100, OM2718, OM6561, VD20, ST5, OM4498, OM5199, OM5472, OM4088, OM6677, OM1490, Nàng Hoa (lúa thơm), B-TE1 (lúa lai), nếp OM85...

Nhóm giống lúa triển vọng (dưới 10.000 ha/vụ): OM6377, OM6677, OM8923, OM6976, OM5451, OM7347, OM5629, OMCS2009, OM5490, OM3995, OM9922, OM6916, MNR2, MTL567, PHB71 (lúa lai)...

Các giống lúa chịu phèn mặn trung bình-khá: OM2488, OM2818, OM6379, OM6677, AS996, OM5199ĐB, OM576, OM 2517, OM5472, OM6561, OM2395, B-TE1, ST5, OM6976, OM5464, OM5166, OM5629...

Nhóm giống lúa thơm-đặc sản: Jasmine 85, VD20, ST5, Tài Nguyên, Nàng Hoa, nếp OM84...

Nhóm giống cao sản chất lượng cao cho xuất khẩu: OM2517, VND95-20, OM3536, OM2717, OMCS2000, OM2514, OM4900, OM4218...

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Thủ phủ cam Cao Phong tái canh để cứu cây đặc sản

Cao Phong, Hòa Bình từng là thủ phủ cam nổi tiếng của miền Bắc nhưng khi giá bán hạ, bệnh phát sinh khiến địa phương này phải tính đến bài toán tái canh.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.