| Hotline: 0983.970.780

Cỗ đắng

Thứ Hai 20/02/2012 , 10:27 (GMT+7)

Đúng như người xưa dậy: “Phú quý sinh lễ nghĩa”. Dân Định Hạ, vùng đất ngoại thành này hình như đang mắc "căn bệnh" như thế thật.

Từ ngày được nhận tiền chuyển quyền sử dụng đất, cái làng nghèo yên tĩnh bao đời bỗng dưng chát chúa bởi tiếng xe máy, tiếng hét inh tai nhức óc của những dàn âm thanh công suất lớn và ngày ngày ồn ã những đám cúng giỗ, những bữa cỗ liên hoan này khác.

Người ta quên hẳn cái tập tục trước nay của làng chỉ có cúng ngày giỗ cha, ăn ba ngày tết. Nay tự nhiên lại cúng rằm tháng Giêng, rằm tháng bẩy, ngày ông Táo về trời rồi ngày lên nhà mới, ngày đầy tuổi con, ngày mừng thọ ông bà ... đám nào cũng mời gọi thân tình, quà cáp rộng rãi.

Chỉ có vợ chồng Đặng - Thái thì trước nay chỉ tập trung làm kinh tế nên rất khá giả nhưng lại chẳng làm theo ai, cứ một mực: Cha ông trước thế nào thì nay mình cứ vậy, làm sao phải cúng giỗ linh đình cho tốn kém. Với lại Đặng không uống rượu nên chẳng cần sinh sự để kiếm tí mồi nhắm làm gì. Nhưng người ta mời thì Đặng vẫn vui vẻ đến mừng, không bỏ bất cứ tình cảm của ai.

Thế rồi mẹ Đặng qua đời. Không như những đám trong làng, làm rầm rộ, mời khắp dây mơ dễ má, với dăm bẩy chục mâm cỗ, mà Đặng chỉ làm gọn gàng nhỏ nhẹ với những mâm cỗ cũng khiêm tốn, mời anh em họ tộc trong nhà quần tụ bên nhau.

Tưởng chuyện như thế là xong, nào ngờ tiếng bấc, tiếng chì dội xuống đầu Đặng. Đâu là: Cái đồ vắt cổ chày ra nước, sợ mời người ta đến ăn không chắc. Rồi có người nói thẳng: "Cụ nhà qua đời mà ông không thèm mời chúng tôi li rượu buồn. Anh em, chú bác, xóm giềng, bán anh em xa, làm sao phải so đo tính toán như thế". Đặng chỉ cười mong mọi người đại xá.

Thế rồi ngày giỗ đầu mẹ cũng đã đến, người ta nghe vợ con Đặng nói khắp mọi nơi mọi chỗ và chắc như đinh đóng cột: Ngày cúng, họ làm thật to, mời tất cả mọi anh em, chú bác thân tình đến ăn bữa cơm họ trả nghĩa mẹ, không lấy tiền của ai.

- Vợ chồng hắn giàu, cần gì tiền?

- Hắn không lấy tiền thì mình mua sắm lễ thật to và ngại gì không bỏ tiền lễ vào đấy cho thật sang: “Chúng tao không nghèo, không ăn cỗ boóng đâu” để vợ chồng nó sáng mắt ra.

Trước ngày giỗ mẹ Đặng, rạp vuông, rạp đứng, bàn ghế, bát đĩa được người làm dịch vụ ùn ùn chở đến. Và ngày giỗ, mới vừa sáng, thợ làm cỗ đã hớt hải chạy ra, chạy vào tất bật. Bếp ga cháy xanh lẹt, dầu mỡ rán kêu xèo xèo khắp xóm.

Trong nhà, khách khứa đến mỗi lúc mỗi đông. Nghĩ đám cúng không lấy tiền nên ông già, bà cả, anh em, bạn bè ai được mời cũng sắp lễ thật to. Người ta lễ mễ cam táo, bia rượu, vàng hương từng túi đặt lên ban thờ rồi cẩn thận móc chiếc phong bì chuẩn bị sẵn đặt lên trên lễ, vừa như khoe, vừa như thông báo với chủ nhà: Tôi đi lễ, đi tiền đàng hoàng đấy.

Một vài ông lại như muốn trưng khoe với mọi người ta giầu có, rộng rãi vô tư đây, đặt ngay tờ 500 ngàn đồng xanh lên mâm, lễ cụ rồi quay người nói với Đặng:

- Anh em trong nhà, phong bì phong biếc gì cho nó bận, tôi có tí lễ thắp hương cụ mong cô chú nhận cho.

Sau khi đáp lại họ cái lễ vái mẹ mình, Đặng lễ phép:

- Em cám ơn bác. Mời bác ra bàn xơi chén nước.

Và cứ như vậy, người nọ nối theo người kia, lễ lạt cam quýt, táo lê, bia rượu chất lên hàng đống và tiền lễ cũng cả xếp phong bì. Đến giờ ăn, Đặng trọng vọng mời khách ra mâm và rượu bia được rót ra kèm theo những lời mời lễ phép, lịch sự.

Bữa cỗ dần tàn, nhưng không thấy gia chủ gửi lại tiền lễ. Khi khách về, vợ con Đặng đứng đón trước ngõ:

- Chắc trả lại tiền đây- một người ta chắc mẩm như thế. Nhưng chỉ thấy vợ chồng Đặng biếu lại người quả cam, quả táo cùng lời cám ơn thân tình.

Không nhận được tiền trả lại, một vài người có vẻ bức xúc, người khác giải thích:

- Chắc là ngày mai, ngày kia, họ mang đến tận nhà trả, làm sao mà rối lên thế.

Rồi người ta chờ đợi, nhưng ngày mai qua, ngày kia cũng đi mất mà tiền thì chẳng thấy ai mang trả. Và khi người làng hiểu: Nước vào chỗ trũng thì làm sao chảy ngược được lên bờ, khi biết mình bị ăn quả đắng, mất cả chì lẫn chài thì chuyện cũng đã qua. Mấy ông trưng khoe tiền, mất đứt cả nửa triệu bạc thì cười như mếu:

- Mình chịu thua nhà nó. Một cú lừa siêu hạng có một không hai ở làng.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm