| Hotline: 0983.970.780

Cô đơn, căn bệnh thầm lặng

Thứ Sáu 25/01/2013 , 10:48 (GMT+7)

Mức độ hoạt động của các môi chất gây bệnh trong cơ thể người cô đơn mạnh hơn rất nhiều so với những người có cuộc sống lạc quan, yêu đời.

Đó là cảnh báo mới nhất rút ra từ nghiên cứu của các chuyên gia ở ĐH Y khoa Ohio (OUC) công bố tại hội nghị thường niên do Hiệp hội Tâm lý Mỹ tổ chức trung tuần tháng Giêng vừa qua.

Theo nghiên cứu, những người có cuộc sống cô đơn thì mức độ hoạt động của các môi chất gây bệnh, nhất là của các loại vi rút trong cơ thể rất tiềm ẩn, mạnh hơn rất nhiều so với những người có cuộc sống lạc quan, yêu đời. Cơ thể những người cô đơn sản xuất ra nhiều hợp chất viêm nhiễm để hưởng ứng với stress, thủ phạm gây ra các loại bệnh nan y, nhất là bệnh tim mạch và các chứng bệnh rối loạn mạn tính.

Theo tiến sĩ La Jarmka, người chủ trì nghiên cứu thì tổng thể những người có cuộc sống cô đơn có ít lợi thế về sức khỏe hơn so với người bình thường, nhất là sức khỏe hệ miễn dịch suy yếu trầm trọng. Đó là những tác động sinh học mang tính tiêu cực, nhất là những người cô đơn sống cách ly khỏi xã hội, cộng đồng thì hệ thống miễn dịch của họ ngày càng "xuống cấp " nghiêm trọng, trong số này có cả những tác động của yếu tố gen làm tăng quá trình tái hoạt hóa và làm tăng viêm nhiễm. Chưa hết, những người càng cô đơn thì ăn uống lại càng thất thường, ngủ kém và lâu ngày dễ mắc bệnh nan y, kể cả ung thư.

Tác động của cô đơn lên cơ thể

Theo Jaremka, sau khi nghiên cứu ở 200 phụ nữ tình nguyện mắc bệnh ung thư vú, độ tuổi trung bình 51, trong số này có 134 người thừa cân, nhóm nghiên cứu phát hiện thấy: Sức khỏe hệ miễn dịch có mối liên quan mật thiết với sự cô đơn. Qua phân tích mẫu máu của những người trên, các nhà khoa học phát hiện thấy các chất kháng thể chống lại cytomeguovirus, một loại virút herpes có số lượng đông trong máu của nhóm người cô đơn rất cao nhưng lại không để lại bất kỳ dấu hiệu nào ra bên ngoài và ngay cả khi được kích hoạt chúng cũng không tạo ra triệu chứng dễ phát hiện. Nhưng, nó lại kích thích hệ miễn dịch theo hướng thỏa hiệp và những người càng cô đơn thì hàm lượng các chất kháng thể cytomegalovirus trong máu lại càng cao.

Tiếp tục nghiên cứu các nhà khoa học phát hiện thấy, các loại protein gây viêm nhiễm có tên cytokines ở 144 có nhiều trong nhóm phụ nữ mắc bệnh ung thư vú và những người thừa cân trung niên. Đặc biệt, những người càng cô đơn thì cytokine interleukin 6 lại càng lớn. Đây là protein cytokine gây viêm nhiễm rất cao. Bằng chứng, những người cô đơn khi xuất hiện trước đám đông họ dễ bị kích động, đỏ mặt. Đây cũng là thủ phạm gây nhiều căn bệnh nan y như tim mạch, thấp khớp, tiểu đường thậm chí cả hành động tự tử nếu không kiểm soát được.

Cô đơn và stress

Từ lâu, các nhà khoa học đã phát hiện thấy, stress mạn tính là thủ phạm tạo ra các môi chất gây bệnh rất lớn, nhất là các chất gây viêm nhiễm làm gián đoạn các chức năng của cơ thể. Bản thân stress cũng là thủ phạm gây bệnh rất cao, nhưng nếu kết hợp với cô đơn thì mức nguy hiểm lại càng tăng mạnh. Trong khi những người cô đơn ngại tiếp xúc cộng đồng thì họ lại có những phản ứng rất gay gắt với những sự kiện mang tính tiêu cực, nhất là những gì họ đã từng chứng kiến trong cuộc đời và hậu quả cô đơn càng kéo dài thì stress càng lớn và cuối cùng làm suy yếu hệ miễn dịch.

Làm gì để giảm thiểu cô đơn?

Theo các chuyên gia ở OUC, có một số kinh nghiệm "giải tỏa" cô đơn mang tính hữu hiệu như chấp nhận sự cô đơn, quên đi sự oán hờn, không nên hành hạ bản thân, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và hướng đến những suy nghĩ tích cực. Hai là, tìm nguyên nhân vì sao bản thân lại cô đơn và từ đó thay đổi chính mình để phù hợp với cuộc sống hiện tại. Ba là, làm điều gì đó thú vị để làm cho cuộc đời vui vẻ. Bốn là, nuôi vật cưng, nhất là thú cảnh mà bạn thích sẽ làm giảm cảm giác cô đơn. Năm là, không nên ở trong nhà quá nhiều, nên tìm địa điểm mới để giao tiếp, có thể là đi học một nghề gì đó, tham gia thể dục thể thao, đi thư viện và tìm gặp bạn bè. Sáu là, thay đổi suy nghĩ, chuyển dần sang những suy nghĩ tích cực và học tập cách suy nghỉ để tạo ra cuộc sống hạnh phúc mà những người xung quanh đang làm. Bảy là, giúp đỡ người khác, làm từ thiện, đây cũng là một cách tốt nhất để chữa bệnh cô đơn và có điều kiện làm quen với nhiều người mới.

Cuối cùng, phải nói ngay rằng, cuộc đời không mấy đơn giản, không quá đẹp mà cũng chẳng quá xấu, chứa đựng nhiều vấn đề phức tạp nhưng để giảm bệnh, mọi người nên tìm cách giảm cô đơn, căng thẳng, xây dựng cho mình mối quan hệ bạn bè, tăng cường tiếp xúc cộng đồng, tạo thêm niềm vui, làm cho cuộc đời có thêm nhiều ý nghĩa. Một khi đã trở thành bệnh thì nên tư vấn, khám và điều trị càng sớm càng tốt. Nên duy trì cuộc sống vận động, ăn uống cân bằng, khoa học để tăng sức đề kháng và kéo dài tuổi thọ.

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bảo tồn bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông tăng sinh lý

Bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông cải thiện sức khỏe sinh lý được Chủ nhiệm Hợp tác xã Dược liệu Nam dược Mạc Minh tâm huyết phát triển.

Bình luận mới nhất