| Hotline: 0983.970.780

Cô đơn sau đám cưới

Thứ Tư 14/01/2015 , 09:16 (GMT+7)

“Nếu bạn sợ cô đơn, bạn đừng lấy vợ” - câu nói hài hước của nhà văn người Nga Chekhov phần nào cho chúng ta thấy hôn nhân không phải là tất cả.

Vừa trở về nhà sau tuần trăng mật ở Đà Lạt, anh Tòng đã được đám bạn réo gọi ra phố làm vài chai bia. Mọi người muốn biết cuộc sống sau hôn nhân của anh như thế nào, có điều gì đặc biệt không.

Định dắt xe ra khỏi nhà, chị Quyên vợ anh Tòng đã ngăn lại: “Anh đi đâu đấy! Định bỏ em ở nhà một mình sao. Bọn đàn ông các anh lúc nào cũng ăn nhậu. Không trò nào lành mạnh hơn sao?”.

Anh Tòng nài nỉ vợ: “Anh đi một tí rồi về thôi. Lâu rồi không gặp tụi nó, cũng thấy nhớ”. “Em không cho anh đi. Em quan trọng hay bạn quan trọng?”. Chị Quyên nhấn mạnh câu nói ấy.

Sau vài giây ấp úng, anh Tòng buộc phải gọi điện thoại xin lỗi bạn bè. Lòng ấm ức nhưng anh vẫn lặng lẽ dắt xe vào nhà. Anh cũng không hiểu sao dạo này mình ngoan quá, hiền quá, chu toàn quá.

Nhớ trước đây, thời còn độc thân, sau giờ làm việc là anh đi vui vẻ với bạn bè tới bến. Không nhậu thì đá bóng, bi-da, cà phê hay đơn thuần là ngồi tán ngẫu. Nhưng giờ mọi trật tự đã bị thay đổi 360 độ.

Thoạt đầu anh Tòng cho rằng như thế cũng hay. Không la cà với bạn bè thì đỡ tốn một khoản phí, tiết kiệm ngân quỹ gia đình, lại bảo vệ sức khỏe, tránh khỏi những cám dỗ của xã hội. Ở nhà có vợ cưng chiều, lo toan mọi thứ, được ăn ngon mặc đẹp.

Khác với ngày xưa toàn là ăn hàng quán, quần áo toàn giặt ủi ở tiệm, không hợp vệ sinh. Giờ thì sướng như tiên quá rồi.

Hàng xóm cũng khen lấy khen để rằng thằng này coi nó bặm trợn vậy mà thương yêu vợ, không đàn đúm bạn bè, không nhậu nhẹt say sưa, không đi sớm về khuya…

Khen mãi đến nỗi anh phổng cả mũi. Anh còn nghĩ bạn bè chỉ là tạm thời, nghĩa vợ chồng mới trăm năm nên nghe lời vợ là trên hết.

Nhưng dần dần anh nhận ra bên mình chẳng còn ai ngoài vợ. Chuyện gì vợ cũng kiểm soát, quản lý nên đâm ra anh mất tự do, không có quyền riêng tư. Bạn bè rủ đi chơi, họp mặt, tham dự tiệc, anh buộc phải từ chối vì vợ không cho đi.

Lâu ngày bạn bè chán ngán, chẳng còn ai quan tâm đến anh. Từng là “thủ lĩnh” của nhóm bạn trong mọi việc, giờ đành rút lui, “quy ẩn giang hồ”. Do thương vợ nên anh không muốn làm vợ buồn lòng. Nhưng quanh đi quẩn lại suốt ngày chỉ trò chuyện với vợ cũng chán.

Một lần do ức chế tâm lý, anh chủ động gọi bạn bè bày tiệc ở quán. Do vợ ghét nhậu nhẹt nên anh không dám dẫn vợ theo sợ nàng làm mất mặt. Vì vậy anh lén lút ra ngoài sau giờ tan ca. “Nay anh có việc ở cơ quan nên tăng ca đột xuất. Em ở nhà dùng cơm trước, đừng đợi anh”, anh Tòng nhắn tin với vợ như thế.

Bữa tiệc diễn ra hoan hỉ nhưng cũng đầy lời chỉ trích rằng anh là thằng sợ vợ, bám váy vợ, quên mất bạn bè, coi tình bạn lâu năm chẳng ra gì… Nói cho vui rồi thôi chứ không ai để bụng. Nhưng anh lại khác.

Trong cơn say bí tỉ, anh về nhà định bụng mắng cho vợ một trận. Vợ anh đang ngồi xem tivi và chờ anh về. Chị còn làm cả nước trái cây và cho anh uống giải nhiệt. Nào ngờ sự việc diễn ra chớp nhoáng.

Không làm chủ được bản thân, anh mở toang cánh cửa lao vào đánh vợ khiến chị phải nhập viện. Sau sự việc đó, anh bị “đeo gông vào cổ” nặng hơn.

Trong hôn nhân dù đã thuộc về nhau, của chung tất cả nhưng cũng cần có sự riêng tư. Tôn trọng lẫn nhau là “tôn chỉ” hàng đầu cho những cặp vợ chồng mới cưới. Đó là nền tảng để về lâu dài xây dựng bình đẳng, cảm thông cho các mối quan hệ.

Đành rằng nghe lời vợ chưa hẳn là sợ vợ nhưng điều gì nên nghe và điều gì không cần nghe đó là vấn đề đáng nói. Sự phản biện, tranh luận là giải pháp tốt nhất khi cả hai không có tiếng nói chung.

Nếu điều đó đúng, tích cực, không vượt quá giới hạn thì người chồng có quyền đưa ra quan điểm của mình để không bị “trói buộc”.

Về phần người vợ, nên biết tế nhị với chồng. Cần hiểu rằng chồng mình ra ngoài làm việc nên có rất nhiều mối quan hệ. Nếu chấm dứt các mối quan hệ, xem như sự nghiệp bị chững lại. Cần hạn chế chứ không nên cấm cản.

Vì khi tâm lý bị ức chế, sự việc có thể theo chiều hướng tiêu cực. Cần là người vợ khôn ngoan và hiểu chồng để cuộc hôn nhân có thể lâu dài chứ không đổ vỡ vì những chuyện cỏn con.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm