| Hotline: 0983.970.780

Cơ giới hóa SX mía

Thứ Năm 23/01/2014 , 10:09 (GMT+7)

Trung tâm KN-KN tỉnh Phú Yên phối hợp với Phòng NN-PTNT các huyện Sơn Hoà, Đồng Xuân, Sông Hinh triển khai mô hình cánh đồng mía mẫu sử dụng cơ giới hoá, mỗi điểm 10 ha.

Trung tâm KN-KN tỉnh Phú Yên phối hợp với Phòng NN-PTNT các huyện Sơn Hoà, Đồng Xuân, Sông Hinh triển khai mô hình cánh đồng mía mẫu sử dụng cơ giới hoá, mỗi điểm 10 ha.

Mô hình được Cty TNHH Kobuta Việt Nam cho mượn các loại máy móc thiết bị từ khâu làm đất, trồng mía đến làm cỏ bón phân; Cty TNHH SX-TM Hoàng Long Vina hỗ trợ 30% tổng giá trị phân bón theo định mức của mô hình và phối hợp tổ chức hội nghị, hội thảo; Cty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam và TCty CP Mía đường Tuy Hoà cung ứng giống mía, thu mua nguyên liệu, đầu tư vốn và hỗ trợ một phần chi phí...

Mô hình áp dụng cơ giới hóa từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc và bón phân cho mía bằng các loại máy chuyên dùng của Cty TNHH Kobuta Việt Nam: trồng hàng đôi, khoảng cách giữa 2 hàng mía từ 1,6 - 1,8 m, khoảng cách hàng kép 30 - 40 cm nên rất thuận tiện trong bón phân, chăm sóc.


Tập huấn làm đất SX mía

Các giống sử dụng trong mô hình bao gồm KK3 (Khonkaen 3), K95-156, K88-65 có năng suất, chữ đường cao. Qua kiểm tra theo dõi, mía của mô hình sinh trưởng phát triển tốt, cây to, khỏe, không xuất hiện sâu bệnh. Với việc sử dụng máy làm đất M9540 có công suất lớn nên tiết kiệm dầu khoảng 300.000 đ/ha so với việc sử dụng máy Belarus trước đây. Trồng mía bằng máy tiết kiệm chi phí hơn so với trồng thủ công từ 1.200.000 - 2.000.000 đồng/ha, làm cỏ, bón phân chi phí thấp hơn so với làm thủ công từ 2.000.000 - 2.500.000 đồng/ha.

Ngoài ra, bằng nguồn kinh phí từ dự án Khuyến nông Trung ương giai đoạn 2011- 2013, Trung tâm KN-KN Phú Yên cũng đã triển khai dự án cơ giới hóa SX mía, gồm 2 loại máy: Máy nâng xếp mía (15 máy) và máy làm đất đa năng (24 máy) được triển khai tại các huyện Đồng Xuân, Sơn Hoà và Phú Hòa với tổng nguồn vốn thực hiện dự án là 1.097.600.000 đồng, đem đến cho 200 bà con nông dân tham gia và hưởng lợi.

Nông dân tham gia dự án được Nhà nước hỗ trợ 75% kinh phí mua máy móc, thiết bị và được tham dự tập huấn kỹ thuật vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng máy móc, thiết bị. Bên cạnh đó, các điểm triển khai dự án là nơi để cho 560 nông dân các xã có diện tích trồng mía trong toàn tỉnh tham quan, học tập, nhân rộng thông qua hội nghị tuyên truyền nhân rộng.

Theo báo cáo tổng kết của dự án cơ giới hoá SX mía giai đoạn 2011-2013, các loại máy của dự án hoạt động thao tác tốt, phát huy được tính hiệu quả làm việc của máy, được nhiều nông dân đánh giá cao tính hiệu quả của từng loại máy trên, cụ thể:

Máy nâng xếp: Năng suất làm việc thực tế 7,5 tấn/giờ (gồm 7 người + 1 máy). Máy không chỉ có tính hiệu quả giảm hơn 50% chi phí nâng xếp mía mà còn góp phần giải quyết khang hiếm công lao động vào thời kỳ chín vụ thu hoạch mía.

Máy làm đất đa năng cho mía: Năng suất làm việc máy/ người: 500 m2/giờ. Đơn giá công việc làm đất, chăm sóc ca máy: 4.195.000 đồng/ha, giảm khoảng 33% chi phí so với hơn so với lao động thủ công.

Đặc biệt, năm 2013, dự án cơ giới hoá SX mía (mô hình máy làm đất đa năng) được triển khai đến đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Sơn Nguyên, huyện Sơn Hoà. Theo ông Y Nam, nông dân tham gia mô hình thì máy làm đất đa năng rất tiện lợi cho việc làm cỏ, rạch hàng bón phân cho mía, sử dụng máy đã giảm chi phí thuê lao động từ 30 - 40%. Ngoài ra, máy làm đất đa năng còn sử dụng cày đất làm cỏ cho hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Qua một thời gian ứng dụng, đưa cơ giới hoá vào SX mía đã nâng cao lợi ích và hiệu quả lao động từ khâu xuống giống đến thu hoạch và nâng xếp lên xe, tiết kiệm công lao động, tăng năng suất và đảm bảo tiến độ thời vụ gieo trồng. Hầu hết bà con thấy lợi ích của cơ giới hoá, thay thế sức người đưa SX theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.