| Hotline: 0983.970.780

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ sang EU

Thứ Năm 15/06/2017 , 14:05 (GMT+7)

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) dự kiến sẽ có hiệu lực từ 2018, Việt Nam và EU lại vừa hoàn tất đàm phán hiệp định chống khai thác gỗ trái phép.

Đây là những cơ hội để đẩy mạnh XK gỗ và sản phẩm gỗ sang EU trong thời gian tới.

16-02-09_dy_mnh_xk_go_sng_eu
Chế biến đồ gỗ XK

Theo bà Bùi Thị Thanh An, Phó Cục trưởng Cục XTTM (Bộ Công thương), EU là một trong các thị trường lớn của ngành đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Trong năm 2016, kim ngạch XK đồ gỗ của Việt Nam sang EU đạt 741,8 triệu USD. EU hiện là thị trường XK đứng hàng thứ 4 của đồ gỗ Việt Nam sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Đây cũng là thị trường lớn của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam.

Cụ thể, kim ngạch XK mặt hàng mây tre lá vào EU này đạt 95,18 triệu USD năm 2016, chiếm 35% trong tổng giá trị XK và là thị trường lớn nhất của mây tre lá; kim ngạch XK gốm sứ mỹ nghệ vào EU trong năm qua cũng ghi nhận sự tăng trưởng 4,31%, đạt 70,7 triệu USD.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU sẽ là cơ hội tốt để Việt Nam đẩy mạnh XK đồ gỗ vào thị trường này. Bà Jana Herceg (Phái đoàn EU tại Việt Nam), cho biết, hiện nay Việt Nam đã XK đồ gỗ vào 15 nước thành viên EU, với các thị trường chủ lực là Anh, Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan và Ý. Khi EVFTA có hiệu lực, đồ gỗ Việt Nam sẽ được tiếp cận tốt hơn với thị trường EU thông qua cơ chế cấp phép FLEGT (kết hợp với các điều khoản FTA).

Theo ông Nicolas Audier (Phó chủ tịch EuroCham), các cam kết trong EVFTA sẽ tạo ra các cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam như tạo điều kiện gia tăng đầu tư từ châu Âu vào ngành nội thất và thủ công mỹ nghệ Việt Nam; thuận lợi hơn trong việc NK thiết bị, máy móc chế biến gỗ công nghệ cao từ EU; giúp gia tăng chất lượng sản phẩm, đồng thời tạo điều kiện cho nhiều sản phẩm, mẫu mã tốt hơn; các nhà XK Việt Nam có điều kiện tiếp cận thị trường EU nhiều hơn thông qua việc có nhận thức cao hơn đối với sản phẩm gỗ và nội thất…

Tuy nhiên, ông Nicolas Audier cũng chỉ ra những thách thức lớn mà ngành gỗ Việt Nam vẫn đang phải đối mặt như chất lượng nguồn nhân lực thấp hơn nhiều nước trong khu vực; thiếu nguồn lực được đào tạo và các nhà thiết kế chuyên nghiệp trong ngành nội thất; tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ; khó khăn trong việc thay đổi thói quen sản xuất của các DN địa phương và các làng nghề thủ công mỹ nghệ gỗ; tuân thủ các yêu cầu của EU liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm gỗ… Ông Nguyễn Chánh Phương, PCT HAWA, cũng thừa nhận, mẫu mã sản phẩm và giá thành là 2 điểm yếu lớn của đồ gỗ Việt Nam hiện nay khi cạnh tranh với đồ gỗ của nhiều nước khác ở EU.

Ngoài ra, theo bà Bùi Thị Việt Anh (IPSARD), ngành gỗ Việt Nam hiện đang NK gỗ nguyên liệu từ nhiều nước châu Á, châu Phi với mức độ hợp pháp. Đây sẽ là khó khăn lớn cho các DN khi chứng minh nguồn gốc hợp pháp của sản phẩm gỗ XK. Bên cạnh đó, các hàng rào SPS, TBT với yêu cầu ngày càng cao cũng là những thách thức không nhỏ cho XK đồ gỗ sang EU…

Xây dựng Hệ thống giải trình nguồn gốc gỗ hợp pháp

Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) đã khởi động dự án Hệ thống giải trình nguồn gốc gỗ hợp pháp (HAWA DDS), với sự ủng hộ và tài trợ của FAO.

Khi Hiệp định Đối tác Tự nguyện (VPA) với EU được kí kết thành công, Việt Nam sẽ tiến hành xây dựng hệ thống phân loại DN (OCS). Khi đó, các DN ở nhóm 1 sẽ được nhà nước tin cậy và giao cho quyền tự giải trình và xác nhận nguồn gỗ hợp pháp mà không cần xác minh bởi bên thứ 3 như trước đây. Điều này giúp cho DN nâng cao năng lực cạnh tranh để có được "chìa khóa vàng" vào EU kể từ năm 2020.

Tuy nhiên, để được xếp hạng vào nhóm 1, DN cần có một sự chuẩn bị rất công phu trước đó, tối thiểu từ 1-2 năm để đáp ứng các yêu cầu khắt khe về năng lực tuân thủ pháp luật mà kết quả đàm phán VPA đã đặt ra. Bên cạnh lĩnh vực chuyên môn về chế biến và thương mại gỗ, DN còn phải chứng minh sự tuân thủ tốt ở nhiều lĩnh vực khác như: thuế, môi trường, lao động, phòng cháy chữa cháy, bảo hiểm xã hội…

Ở giai đoạn 1, HAWA DDS sẽ tạo dựng một hệ thống hướng dẫn, hỗ trợ và giám sát hiệu quả giúp DN tham gia đáp ứng được các tiêu chuẩn cao của Tổng cục Lâm nghiệp để được xếp hạng "DN loại 1 - Tuân thủ tốt pháp luật". Dự án sẽ hỗ trợ cho 30-50 DN tự nguyện đăng ký ở giai đoạn này.

Đối với các DN thương mại gỗ tham gia HAWA DDS, toàn bộ các thông tin về nguồn gốc gỗ sẽ được xác minh và cấp chứng nhận hợp pháp. Sau đó, hệ thống sẽ tổng hợp thông tin và dữ liệu liên quan để tự động cung cấp cho nhà SX ngay tại thời điểm mua bán, giúp dễ dàng trong việc giải trình nguồn gốc với các nhà NK.

Đây là công cụ giúp doanh nghiệp thương mại gỗ nâng cao cơ hội bán hàng. Ngoài ra, công tác thu thập và lưu trữ hồ sơ hợp pháp của gỗ từ những nhà cung cấp tuyến trên (chủ rừng, nhà xuất khẩu gỗ ..) cũng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn khi chính những người đó cũng là thành viên của hệ thống.

Do vậy, bản thân DN thương mại gỗ cũng tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian, và nhân lực cho công tác lưu trữ, chứng minh và xác minh nguồn gốc này.

 

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm