| Hotline: 0983.970.780

Cơ hội việc làm cho lao động nông thôn

Thứ Ba 18/06/2013 , 10:24 (GMT+7)

"Đến hẹn lại lên", cứ vào ngày 1 và 15 hằng tháng, Trung tâm Giới thiệu việc làm (Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa) lại đông nghịt,...

"Đến hẹn lại lên", cứ vào ngày 1 và 15 hằng tháng, Trung tâm Giới thiệu việc làm (Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa) lại đông nghịt, chủ yếu là lao động nông thôn tìm kiếm cơ hội việc làm, XKLĐ và học nghề.

Em Lê Thị Hoa cầm trên tay 3 bộ hồ sơ, khá vất vả mới chen chân tới bàn thu hồ sơ của một DN may. Hoa cho biết, em quê ở xã Công Bình, huyện Nông Cống. Từ quê lên đây để tham gia phiên giao dịch việc làm (GDVL) phải mất 50 km. Có mấy người cùng quê cất công ra đây đã xin được việc làm, nên em cũng thử vận may.

Hỏi vì sao không nộp hồ sơ vào nơi khác mà cứ phải DN may? Hoa cười thật thà: Vì điều kiện gia đình khó khăn, em phải bỏ dở chừng khi đang học cấp 3 để ở nhà giúp bố mẹ. Làm nông thu nhập chẳng đáng là bao, thấy mấy anh chị đi làm công nhân may, thu nhập 2 - 3 triệu đ/tháng, bằng cả năm của gia đình ở quê nên em cũng muốn làm.


LĐNT tìm kiếm cơ hội việc làm, XKLĐ tại phiên GDVL

Hơn nữa, nghe nói học nghề may rất nhanh, được chính các DN tuyển dụng trực tiếp dạy nghề, không mất học phí, lại được hỗ trợ tiền ăn, ở. Chỉ sau 2 - 3 tháng học là thành nghề, có lương. Nghề may phù hợp với con gái nên em chỉ muốn được DN nào đấy tại phiên GDVL hôm nay tiếp nhận.

Hoa cũng giải thích việc mang theo một lúc 3 bộ hồ sơ là để nộp vào nhiều DN, chỗ này không nhận đã có chỗ kia. Nói rồi, Hoa lại vội vã tìm tới bàn tiếp nhận hồ sơ của một DN may khác, như sợ mình nộp sau sẽ bị muộn, bị từ chối tiếp nhận…

Còn em Phạm Văn Tân, xã Quảng Chính, huyện Quảng Xương đến đây để tìm kiếm cơ hội XKLĐ. Tân cho biết, năm 2012, em đã tham gia lớp học tiếng Hàn Quốc do TTGTVL giảng dạy với mong muốn được đi XKLĐ tại Hàn Quốc. Nào ngờ học xong em cũng như hơn 50 học viên của lớp không được tham gia thi tiếng Hàn, giấc mơ XKLĐ cũng tan biến. Tuy nhiên, Tân không từ bỏ khát vọng được đi XKLĐ nên lại đến đây tìm kiếm cơ hội.

Tân chia sẻ: "Mặc dù trên địa bàn tỉnh có rất nhiều trung tâm giới thiệu, môi giới việc làm nhưng em chỉ tin tưởng khi đến với TTGTVL của tỉnh. Bởi đây là địa chỉ uy tín, đáng tin cậy. Do có thời gian học tiếng Hàn tại trung tâm nên em biết ở mỗi phiên GDVL có hàng nghìn lao động tìm đến. Đồng thời cũng có nhiều DN tham gia tuyển dụng".

Đại diện Cty Điện tử Samsung (Bắc Ninh) cho biết: DN này đã tuyển dụng lao động tại Thanh Hóa thông qua sàn GDVL của TTGTVL 2 năm nay. Riêng năm 2012 tuyển được hàng nghìn người. Đây là nơi cung ứng lao động uy tín, đảm bảo cả về số lượng cũng như chất lượng lao động cho DN.

Trong thời gian tới, cùng với các phiên GDVL định kỳ tổ chức ngay tại TTGTVL, dự kiến phiên GDVL lưu động sẽ được tổ chức tại huyện Ngọc Lặc. Hy vọng đây sẽ là hướng hoạt động đúng đắn, mở ra nhiều cơ hội về việc làm, học nghề, XKLĐ cho LĐNT.

Được biết, từ năm 2011 đến nay, với sợ nỗ lực của TTGTVL Thanh Hóa, sàn GDVL được tổ chức định kỳ 2 lần/tháng. Ở mỗi phiên GDVL, có hàng nghìn người được cung cấp thông tin, tư vấn tuyển dụng, học nghề và tham gia XKLĐ. Riêng năm 2012, 22 phiên GDVL được tổ chức, với 3.600 LĐ được tuyển dụng, trong đó lao động đi làm việc tại các DN trong nước 3.000 người, đi XKLĐ 250 người và 400 người đi học nghề.

Trong quý I/2013, đã tổ chức được 5 phiên GDVL định kỳ với 465 người được tuyển dụng. Ông Lê Đăng Thanh, Giám đốc TTGTVL Thanh Hóa trăn trở: Do suy thoái kinh tế, các DN phá sản hoặc tạm ngừng hoạt động rất nhiều. DN nào còn hoạt động đều ở trong tình trạng cầm chừng, không mở rộng SXKD… Vì vậy, ảnh hưởng rất lớn đến lao động nói chung, đến công tác tư vấn, tuyển dụng của trung tâm.

Để khắc phục tình trạng trên, TTGTVL đề ra và thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, tích cực như tăng cường đấu mối với các DN uy tín về XKLĐ, với DN có nhu cầu tuyển dụng để tìm kiếm thị trường; đấu mối chặt chẽ với các TTGTVL các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM… để nắm bắt nhu cầu lao động; từ đó sàng lọc, lựa chọn DN để thông tin đến lao động...

Theo dự kiến, sàn GDVL lưu động được tổ chức 2 tháng/lần. Địa điểm tổ chức sẽ là các khu kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp của tỉnh như KKT Nghi Sơn, Bỉm Sơn, TX Sầm Sơn, khu đô thị miền tây Ngọc Lặc, Lam Sơn, KCN Lễ Môn…

Xem thêm
Người nuôi thủy sản Thái Bình chuẩn bị kỹ cho vụ nuôi mới

Các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình đang khẩn trương cải tạo hệ thống ao đầm, lồng bè…, sẵn sàng thả nuôi vụ mới vào tháng 4.

Thừa Thiên - Huế đề xuất đầu tư 350 tỷ đồng cho hạ tầng nghề cá

Tỉnh Thừa Thiên - Huế đề xuất bổ sung 350 tỷ đồng để tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống cảng cá địa phương, góp phần nâng cao năng lực ngành thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Vươn khơi bám biển, chấp hành tốt các quy định IUU

TIỀN GIANG Khai thác hải sản là nghề truyền thống của ngư dân thị trấn Vàm Láng. Thời gian qua, người dân khắc phục khó khăn, vươn khơi bám biển, chấp hành tốt các quy định IUU.