| Hotline: 0983.970.780

Có thể hỗ trợ bằng tiền để dân tự mua hạt giống

Thứ Sáu 02/11/2012 , 09:11 (GMT+7)

Thiệt hại nặng, khả năng khôi phục rất mong manh… Nhiều tỉnh xin hỗ trợ hạt giống khẩn cấp.

Trước tình hình SX nông nghiệp các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh ven biển từ Thanh Hóa tới Hải Phòng do cơn bão bão số 8 gây ra, sáng nay (2/11), Bộ NN-PTNT cùng các tỉnh đã tổ chức cuộc họp bàn quan trọng tìm phương án khắc phục hậu quả.

Chủ trì cuộc họp: Thứ trưởng Bùi Bá Bổng; Thứ trưởng Vũ Văn Tám.


Thứ trưởng Bùi Bá Bổng chủ trì cuộc họp.

8h40: Tổng cục Thủy sản báo cáo, tổng diện tích thủy sản bị thiệt hại của tỉnh Nam Định khoảng 4.000 ha (tôm ngao công nghiệp), Thái Bình gần 4.000 ha, Hải Phòng gần 3.000 ha… Tổng giá trị thiệt hại đối với thủy sản 1.200 tỉ đồng.

8h45: Cục Trồng trọt báo cáo, tổng cộng có 10 tỉnh bị ảnh hưởng và thiệt hại do bão Sơn Tinh. Trong đó diện tích lúa mùa bị thiệt hại từ 30 - 70% là 26 nghìn ha và 1.400 ha bị thiệt hại trên 70%. Tổng diện tích cây vụ đông bị thiệt hại từ 30 - 70% là gần 29 nghìn ha, thiệt hại trên 70% là trên 55 nghìn ha.


Toàn cảnh cuộc họp bàn phương án khôi phục SX nông nghiệp sau bão.

Về khả năng khôi phục, các loại rau màu vụ Đông bị thiệt hại khó có khả năng phục hồi. Ví dụ: Diện tích ớt tại Thái Bình bị thiệt hại đến nay ước tính chỉ có khả năng khôi phục 5%.

Ông Trần Xuân Định, Phó GĐ Sở NN-PTNT Thái Bình báo cáo, các diện tích ngô tới ngày hôm qua (1/11) hầu như không có khả năng phục hồi, nhiều nông dân đã chặt về cho trâu bò ăn…


Gánh nặng đang đè lên vai nông dân cũng như lãnh đạo ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình. Trong ảnh: Ông Trần Xuân Định – Phó GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình báo cáo tại cuộc họp.

9h04: Sở NN-PTNT Nam Định kết thúc báo cáo, cho biết khả năng khôi phục rất mong manh, việc tái SX cũng vô cùng khó khăn do hết thời vụ. Ví dụ, việc tái mở rộng diện tích khoai tây rất khó khăn do kế hoạch bán giống khoai đã kết thúc trước 20/10.

Sở NN-PTNT TP. Hải Phòng báo cáo, nông nghiệp thiệt hại nặng nhất rong các thiệt hại khác với hơn 770 tỉ đồng trong tổng số hơn 900 tỉ đồng tổng thiệt hại. Với gió giật cấp 15, không chỉ thủy sản, cây trồng bị càn quyet mà chăn nuôi cũng bị thiệt hại nặng nề với 518 trang trại bị tốc mái.

Gần hơn 300 ha ớt bị bão quật ngã đến ngày hôm qua cho thấy không thể khôi phục lại và đã héo rũ mặc dù đã được tháo rút nước. Chỉ có một số diện tích lúa còn vớt vát được nhưng thu hoạch rất khó khăn do không thể sử dụng được máy gặt khi lúa đã ngã rạp. Tỉnh này lo ngại việc mở rộng nhiều diện tích cây vụ đông ưa lạnh sau bão có nguy cơ làm diện tích cây ưa lạnh tăng và rớt giá.

9h20: Phó GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Hải Dương báo cáo, khoảng 800 diện tích chuối ở Thanh Hà bị gãy đổ 100%. Tương tự, Sở NN-PTNT Hưng Yên báo cáo diện tích cây ăn quả và cây cảnh bị thiệt hại nặng nề, tổng thiệt hại ước tính 600 tỉ đồng, trong đó nghiêm trọng nhất có gần 900 ha chuối bị thiệt hại hoàn toàn (trung bình mỗi hecta chuối có giá trị gần 280 triệu đồng).

Việc đầu tư lại trồng chuối sẽ mất 2,5 triệu đồng/ha, trong khi nguồn giống đang hết sức khan hiếm nên nông dân vô cùng khốn đốn. Sở NN-PTNT Hưng Yên đề nghị Bộ NN-PTNT giúp đỡ cấp bách để khôi phục tái SX các diện tích chuối.

Về rau màu, các loại cây ưa ấm dài ngày đã hết thời vụ, trong khi các loại cây ưa lạnh khả năng cung cấp nước hết sức khó khăn nên không thể tái SX.

9h45: Phó GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Hà Nam báo cáo, kiến nghị Bộ NN-PTNT hỗ trợ 3 tấn hạt giống rau các loại nhằm khôi phục SX rau màu vụ đông bị mưa bão làm dập nát.


Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám hết sức lo lắng trước thiệt hại nặng nề của thủy sản các tỉnh ven biển do bão số 8 gây ra.

Ông Trần Đình Toàn – Phó GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Ninh Bình cũng kiến nghị TƯ hỗ trợ khẩn cấp giống ngô và các loại hạt giống rau ngắn ngày. Ông Toàn cũng cho rằng, việc đánh giá thiệt hại và hỗ trợ nên nên tiến hành cẩn trọng và chính, tránh gây xáo trộn nông thôn do chính sách hỗ trợ.

Trong khi đó, ông Mai Bá Luyến – Phó GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa cho biết nhờ may mắn “bão hụt” nên thiệt hại nông nghiệp ở tỉnh này không đáng kể.

10h20: Ông Bùi Xuân Trình - Hàm vụ trưởng Vụ Kinh tế ngành (Văn phòng Chính phủ) phát biểu, nên rà soát cẩn trọng công tác hỗ trợ. Các chính sách hỗ trợ các địa phương cần tuân theo Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ (QĐ 1442). Về hạt giống, ông Trình cho rằng nên hỗ trợ bằng tiền để dân tự mua hơn là hạt giống.

“Bão xong rồi có khi 1 tháng sau hạt giống mới về đến nơi, không hiệu quả. Các địa phương cần chủ động trích tạm ứng kinh phí nhanh chóng khắc phục hậu quả cho dân trước khi TƯ rà soát lại. Nên hỗ trợ trực tiếp bằng tiền để dân quyết định theo cơ chế thị trường” - ông Trình nói.

 

10h25: Thứ trưởng Vũ Văn Tám và Bùi Bá Bổng kết luận cuộc họp.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho rằng hiện các tỉnh đều đã có chính sách riêng cho hỗ trợ vụ Đông. Ông Tám đề nghị trong tuần sau, các tỉnh phải có báo cáo chi tiết về thiệt hại kèm đề xuất cụ thể bằng văn bản gửi Bộ NN-PTNT để Bộ đề xuất Chính phủ hỗ trợ.

Thứ trưởng Bùi Bá Bổng khẳng định, sẽ lập tức trình Thủ tướng Chính phủ cấp xuất các giống rau từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ gấp cho các địa phương thiệt hại trong tuần tới. Ông Bổng đồng ý kiến nghị Chính phủ xuất cấp giống ngô từ nguồn dự trữ nếu các địa phương cần thiết.

Ông Bổng cũng kiến nghị Chính phủ bổ sung cây lâm nghiệp vào diện hỗ trợ theo QĐ 1442 và “đối xử” cây lâm nghiệp như cây lâu năm với mức hỗ trợ 2 triệu đồng/ha.

Ông Bùi Xuân Trình đồng ý với ý kiến Thứ trưởng Bổng và đề nghị, tỉnh nào cần hỗ trợ bằng tiền thì chủ động trích kinh phí hỗ trợ dân bằng tiền, tỉnh nào cần hỗ trợ bằng giống thì TƯ xuất cấp giống Dự trữ Quốc gia theo QĐ 1442.

Cuộc họp kết thúc lúc 10h30’.

Xem thêm
Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm