| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 28/01/2015 , 06:15 (GMT+7)

06:15 - 28/01/2015

Có thoát… nằm ghép?

Tại buổi họp tổng kết công tác khám chữa bệnh năm 2014 mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã khiến dư luận chú ý, khi bà phát biểu: “Trong tương lai, những hình ảnh bệnh nhân nằm ghép, chật chội, không có chỗ nằm, sẽ mãi mãi đi vào dĩ vãng”.

Dư luận đón nhận lời phát biểu thể hiện quyết tâm rất cao trên của nữ Bộ trưởng về một vấn nạn lâu nay trong các bệnh viện, bằng hai thái độ vừa mừng, nhưng vẫn vừa hoài nghi.

Bởi trước thời Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, một vị Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã cam kết trước Quốc hội rằng sau 2 năm, ông sẽ chấm dứt tình trạng nằm ghép ở các bệnh viện. Hai năm sau, vị Bộ trưởng đó đi nhận nhiệm vụ khác, chỉ lời hứa và tình trạng nằm ghép ở các bệnh viện là… ở lại.

Bây giờ, sau lời phát biểu trên của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, có 13 bệnh viện Trung ương đã ký cam kết không để xảy ra tình trạng để bệnh nhân nằm ghép trước ngày Thầy thuốc Việt Nam, 27/2/2015. Theo đó, từ nay đến cuối năm, sẽ có thêm 25 bệnh viện Trung ương nữa giải quyết xong hiện tượng bệnh nhân phải nằm ghép.

Thế nhưng, các bệnh viện đã và sẽ ký cam kết giải quyết được tình trạng bệnh nhân phải nằm ghép, trên cơ sở nào khi mà cơ sở vật chất, cũng như số giường của bệnh viện không được tăng thêm? Bác sỹ - tiến sỹ Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, một trong những bệnh viện đã ký cam kết đợt đầu, cho biết, về lâu dài, bệnh viện sẽ đưa tòa nhà 16 tầng vào hoạt động và sẽ xây thêm cơ sở 2.

Nhưng đó là “về lâu dài”, còn trước mắt, thì bệnh viện lấy gì để đảm bảo việc không để bệnh nhân nằm ghép? Ngoài Bệnh viện Nhi Trung ương là “có lời hứa” rằng sẽ xây thêm cơ sở 2, thì 12 bệnh viện cam kết đợt đầu vẫn nguyên vẹn cơ sở vật chất và số giường như cũ.

Đó là chưa kể đến một số bệnh viện khác, như Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh, lượng bệnh nhân nội trú hằng ngày thường xuyên ở con số 1.400, nhưng bệnh viện chỉ có 600 giường. 800 bệnh nhân còn lại ấy, đương nhiên là phải nằm ghép, có giường thậm chí còn phải ghép 3 người, vì nếu mỗi giường ghép 2 người thì chỉ chứa được 1.200 bệnh nhân.

Thời điểm hiện tại, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh đang có hơn 1.500 bệnh nhân nội trú, nhưng bệnh viện chỉ có 1.400 giường. Bệnh viện Chợ Rẫy có 1.800 giường, nhưng lượng bệnh nhân nội trú luôn ở mức trên 2.500 người. Bệnh viện đã phải kê thêm 600 băng ca ở ngoài hành lang, che chắn lại hành lang cho người bệnh nằm, nhưng cũng chỉ được 2.400 chỗ nằm, trên 100 người còn lại, dĩ nhiên là phải nằm ghép.

Cơ sở vật chất, số giường trong bệnh viện không được bổ sung thêm, trong khi bệnh tật trong xã hội thì có xu hướng ngày một tăng, luôn có hiện tượng số bệnh nhân có nhu cầu nằm điều trị tại bệnh viện vượt quá số giường của bệnh viện.

Trong điều kiện ấy, mà cam kết giải quyết được việc bệnh nhân phải nằm ghép, thì quả là… dũng cảm.

Dư luận đang lo ngại rằng để chạy theo bệnh thành tích này, nhiều bệnh viện sẽ lại áp dụng các “thủ thuật” như từ chối tiếp nhận những bệnh nhân phải nằm điều trị, hay là cho ra viện sớm với những bệnh nhân chưa dứt hẳn bệnh, cần phải điều trị tiếp, thì… nguy to.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm