| Hotline: 0983.970.780

Cổ tích về vợ chồng thương binh mù

Thứ Bảy 30/07/2011 , 16:17 (GMT+7)

Chúng tôi ghé thăm vợ chồng thương binh nặng Cao Thị Hải - Đào Xuân Tình, tình cờ nghe chị Hải báo tin cô con dâu vừa sinh thêm cho gia đình đứa cháu nội thứ 2.

Chúng tôi ghé thăm vợ chồng thương binh nặng Cao Thị Hải - Đào Xuân Tình tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An, tình cờ nghe chị Hải báo tin cô con dâu vừa sinh thêm cho gia đình đứa cháu nội thứ 2.

>> Nến cong cho lửa thẳng
>> Thế là mẹ đã ra đi khi con chưa tìm được mộ anh!
>> Duyên tình xin hẹn kiếp sau
>> Họ đã yêu và sống

1. Chị Hải quê tại xã Diễn Thọ, Diễn Châu (Nghệ An). Năm 1969, vừa bước sang tuổi 17, chị  viết đơn tình nguyện tham gia lực lượng TNXP chống Mỹ cứu nước. Để đủ tiêu chuẩn, chị đã bí mật khai thêm 1 tuổi. Chị Hải được phiên vào đại đội 203, tiểu đoàn 241, thuộc Tổng đội TNXP tỉnh Nghệ An. Sau đó chị được điều thẳng vào mặt trận Quảng Trị, trực thuộc Đoàn 559. Hàng ngày, Hải cùng anh chị em TNXP chốt chặn ở những tọa độ lửa để vừa làm nhiệm vụ mở đường, san lấp hố bom trên đường mòn Hồ Chí Minh để kịp thông xe ra tiền tuyến, đêm đến lại tải đạn, lương thực, nhu yếu phẩm vào tuyến trong cho bộ đội và vận chuyển thương binh ra hậu cứ.

Cuối năm 1970, trong một lần cả đơn vị đang san lấp hố bom, Hải và chị Nguyễn Thị Cúc (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang san lấp hố bom thì một quả bom từ trường đã phát nổ. Hải bị hất tung ra cách đó khoảng 10 m. Tỉnh dậy chị mới biết mình đang ở trong trạm xá của binh trạm. Trước mắt chị một màu đen bao trùm, trên đầu bị hàng chục vết thương, 14 cái răng hàm trên cũng đã mất, một mảnh đạn cắm sâu vào giữa cổ, khớp háng cũng bị gãy không cử động được. Suốt một năm trời, các bác sỹ đã kiên trì vật lộn với thần chết để giành giật lại cuộc sống cho chị. Hải đã được đưa đi điều trị hết bệnh viện này sang bệnh viện khác, đến năm 1977, sau khi vết thương ổn định chị được đưa về Trại điều dưỡng thương binh 4 (Trại TB 4) với tỷ lệ thương tật vĩnh viễn 100% ...

2. Nghe chị Hải kể chuyện, anh Tình ngồi bên cạnh vợ cũng lên tiếng. Anh kể về cuộc đời chinh chiến của mình: Tôi quê ở xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Đầu năm 1972, khi chiến sự ở miền Nam bước vào giai đoạn gay go nhất thì tôi lên đường nhập ngũ. Huấn luyện xong, tôi được điều vào Vĩnh Linh. Là lính thông tin của huyện đội Vĩnh Linh nên hơn 1 năm trời được "ăn cơm Bắc, đánh giặc Nam". Hồi đó chúng tôi phải mang máy thông tin nặng tới 21 kg, bí mật vượt sông Bến Hải để trinh sát mục tiêu báo cho pháo từ bờ bắc nã đạn vào các cứ điểm Cồn Tiên, Dốc Miếu… của địch. Năm 1973, tôi được điều chuyển sang Sư đoàn 341, vào hẳn các tỉnh vùng trong nên tham gia hết chiến dịch này đến chiến dịch khác và kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam vào năm 1975…

Khi cả dân tộc ta đang hân hoan trước niềm vui non sông thống nhất thì tháng 9/1977, bọn phản động Khơ Me đỏ đưa quân gây hấn ở các tỉnh biên giới Tây Nam. Quân đoàn 4 là lực lượng đầu tiên trực tiếp đương đầu với giặc. Sư đoàn 341 của chúng tôi lại vào trận chiến đấu mới với bọn Pôn Pốt ngay tại biên giới. Đầu tháng 12/1978, trong một trận truy kích lính Pôn Pốt, khi vượt qua một con mương rộng khoảng 2 m thì trung đội do tôi chỉ huy đã bị dính mìn của địch. Người đồng đội đi trước tôi vài bước đã vĩnh viễn nằm lại, còn tôi bị cụt tay trái. Hai mắt không nhìn thấy gì nữa. Tôi được đồng đội đưa về hậu cứ, sau đó chuyển vào Bệnh viện 175 tại TP Hồ Chí Minh cấp cứu, sau đó chuyển ra Bệnh viện 103 điều trị. Đến tháng 4/1979, vết thương ổn định tôi được đưa về Trại TB 4 trong tình trạng cụt tay trái và hỏng hoàn toàn cả 2 mắt với tỷ lệ thương tật 96%.

Từ một thanh niên lành lặn, khoẻ mạnh sau chiến tranh đã trở thành người tàn phế. Người đời thường nói "giàu 2 con mắt, khó hai bàn tay", cá nhân tôi đã bị mất cánh tay trái lại còn bị cướp đi cả đôi mắt nên càng bế tắc. Thế nhưng khi về sống tại Trại TB 4, thấy anh em, đồng đội đều chung cảnh ngộ như mình nên cũng nguôi ngoai dần.

Hồi đó, cùng cảnh thương binh nặng đặc biệt nên tôi và cô ấy được phân ở cùng dãy nhà tập thể với nhau. Hàng ngày, sau những buổi giao lưu văn hoá, văn nghệ, những người vết thương nhẹ hơn chỉ chờ tan cuộc là ai về phòng nấy, chỉ những người bị mù cả 2 mắt như chúng tôi là chẳng biết đi đâu nên thường ngồi lại chuyện trò cho khuây khỏa. Từ đó giữa tôi và cô ấy mới nảy sinh tình cảm.

Dằn vặt, suy nghĩ mãi rồi chúng tôi quyết tâm đến với nhau. Khi thông tin này lan ra đã làm cho bao người lắc đầu ngao ngán. Nhưng tình yêu đã có sự diệu kỳ và có lối đi riêng của nó, trái tim và khối óc đã mách bảo chúng tôi phải làm gì. Nói thật là khi thấy tôi và cô ấy dắt nhau lên gặp ban lãnh đạo Trại TB 4 đề nghị trại đứng ra tổ chức đám cưới cho chúng tôi thì chẳng có ai ủng hộ cả. Họ ái ngại, lo lắng cho cuộc sống sau này của 2 vợ chồng mù nên đã khuyên chúng tôi nên chia tay. Thấy bàn với đơn vị không xong, tôi và cô ấy rủ nhau về quê để tìm sự ủng hộ của gia đình hai bên. Nhìn thấy con rể và con dâu tương lai đều bị mù lòa, cả 2 gia đình cũng quyết tâm ngăn cản. Nhưng khi thấy chúng tôi yêu thương, đến với nhau thực sự và quyết tâm như vậy nên đầu năm 1980 các cụ đã tổ chức đám cưới cho chúng tôi tại xã Diễn Thọ. Nên duyên vợ chồng, cả 2 lại dắt nhau về Trại TB 4…

"Cuộc đời kể cũng công bằng, cả 2 vợ chồng tôi bị bom đạn cướp mất đôi mắt và nhiều thứ khác nhưng bằng nghị lực của mình, chúng tôi đã có một gia đình êm ấm, hạnh phúc. Ba đưa con ngoan và 3 đứa cháu nội, ngoại đã đền đáp, bù đắp cho chúng tôi những gì đã bị chiến tranh cướp mất", chị Cao Thị Hải.

3. Khi có gia đình thì nảy sinh hàng trăm mối lo đè nặng lên đôi vai của 2 người. Trước kia, việc tắm giặt của ai người ấy lo, nếu gặp khó khăn gì thì có chị em nhân viên trong trại giúp đỡ. Nay cưới nhau xong về sống chung 1 phòng, hai người đều phải tự lo cho nhau, nhất là khi nhà tôi có thai cháu đầu. Tôi phải tự đi xách nước từ giếng khơi về cho vợ tắm, giặt, nấu ăn. Tay cầm xô, quờ quạng đi lấy nước, có hôm lạc đường đi mãi, khi tìm về được nhà thì nước trong xô đã vơi mất một nửa…

Cuối năm 1981, cháu Đào Đình Quân cất tiếng khóc chào đời khoẻ mạnh, bụ bẫm làm cả 2 vợ chồng ứa nước mắt sung sướng. Thế nhưng, bao nhiêu khó khăn lại ập đến. Vợ tôi không có sữa nên ngày nào cháu cũng khóc ngặt nghẽo. Tất cả sữa hộp cấp cho bố mẹ đều phải dành cho cháu. Hai vợ chồng mù thay nhau chăm sóc con nhưng cháu cứ còi cọc dần khiến chúng tôi không ăn ngon, ngủ yên. Cứ mỗi lần bón thức ăn cho cháu, vợ tôi lại phải ôm chặt lấy nó. Một tay sờ tìm miệng cháu ở đâu để đút thức ăn vào. Hai mẹ con "đánh vật" với nhau từng bữa ăn…

Năm 1983, cháu Đào Bích Hảo, ra đời. Đến năm 1986 chúng tôi có thêm cháu Đào Thị Ngọc Bích. Bây giờ nhìn lại mới thấy ngạc nhiên trước nghị lực vượt khó của cả 2 vợ chồng. Tôi còn nhớ, thời bao cấp, tiền trợ cấp thương tật quá thấp chúng tôi không biết xoay xở thế nào để nuôi 3 đứa con. Chúng tôi bàn nhau về quê nhờ em gái đến Trại TB 4 rào vườn, cuốc đất trồng rau muống, bầu. Tôi về Thạch Hà nhờ anh trai ra làm chuồng lợn nuôi thêm mỗi năm 2 lứa lợn thịt. Chắt chiu mãi cuối cùng cũng mua được cái xe đạp cho con đi học… Điều chúng tôi hạnh phúc nhất là các cháu đều chăm ngoan, vâng lời, lo học hành.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm