| Hotline: 0983.970.780

Có yêu nhau thì về hát then

Thứ Năm 27/10/2016 , 13:45 (GMT+7)

Với người dân tộc Thái ở Mường Giàng (huyện Quỳnh Nhai, Sơn La), hát then là loại hình văn hóa sinh hoạt cộng đồng không thể thiếu.

Còn với nghệ nhân hát then Điêu Văn Minh, 65 tuổi ở bản Nghe Tổng, đó còn là máu thịt, là tình yêu. Ông tìm được tình yêu, lẽ sống của cuộc đời mình cũng chính từ những làn then, điệu tính dập dìu.

16-43-14_1
Phong thái sống thanh thản của nghệ nhân Điêu Văn Minh
 

Ngấm vào máu thịt

Vợ chồng nghệ nhân Điêu Văn Minh sống trong căn nhà sàn nhỏ, im lìm ở bản Nghe Tỏng. Ở tuổi thất thập, nhưng tính ông thanh niên, cười nói hào sảng, hồ hởi với tôi như người quen lâu ngày gặp lại.

Hỏi về chuyện hát then, ông trầm tư một lúc rồi bắt đầu câu chuyện. Ngày từ khi mới bập bẹ, Minh đã được tiếp xúc với những làn điệu hát then.

Ông ngoại của Minh vốn là một thầy then có tiếng ở vùng đất Mường Giàng. Mường Tạo (chủ đất cai quản cả xứ Mường) đi tới đâu, ông ngoại Minh đi theo hầu tới đó. Dùng điệu hát then miêu tả lại sống bản làng. Còn mỗi khi đi hát mừng nhà mới, đám cưới, đám ma… Minh lại lẽo đẽo theo ông ngoại để xem hát then. Từng ngày, từng ngày, then cứ ngấm vào máu thịt cậu bé Điêu Văn Minh lúc nào không hay.

17 tuổi, với người Thái, đó là lúc con người đã trưởng thành. Chàng trai Điêu Văn Minh chính thức được ông ngoại dạy hát then một cách bài bản. Theo ông Minh, hát then không đơn thuần là loại hình văn hóa biểu diễn. Then còn mang tính chất thờ cúng tâm linh. Chính vì vậy, phải người có duyên, có năng khiếu thực sự mới được truyền dạy.

Vốn là người thông minh, sáng dạ lại tiếp xúc từ nhỏ, Điêu Văn Minh cứ thế học hát then như một bản năng. Từ những bài đơn giản nhất là vài “gạch” (mỗi gạch là một câu hát). Dần dà, Minh có thể hát những bài dài đến 30 - 40 gạch một cách trơn tru, dập dìu như tiếng suối chảy.

16-43-14_2
Cuốn sách ghi lại những bài ông Minh sáng tác
 

Điều đặc biệt, hình thức dạy hát then hoàn toàn là truyền khẩu. Minh phải tự nhớ trong đầu chứ không hề có sách vở. Ấy là việc kỳ tài, hiếm có ai làm được. Bởi vậy, cả dòng họ, ngoài Minh không ai được truyền lại nghệ thuật tâm linh đặc sắc này.

Mỗi năm một lần, ông Minh cùng nhiều nghệ nhân khác của tỉnh Sơn La lại được tổ chức đi tham quan, sáng tác. Ông bảo, từ Hà Giang tới đất Mũi Cà Mau đều đã đặt chân. Mỗi chuyến đi, ông cảm thấy yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam nhiều hơn.

"Then vốn là nghệ thuật truyền thống, đến với then là cái duyên, học được hát then thì càng là duyên. Học thì không khó đâu, cứ tự nhiên là học được thôi”, ông Minh tâm sự.
 

Biết hát then mới có vợ

Năm 1968, Nhà nước có chủ trương vận động người dân lên đường đi khai hoang, xây dựng vùng kinh tế mới. Chàng trai Điêu Văn Minh cùng nhiều người trong bản hăng hái đăng ký tham gia. Vùng đất Minh đặt chân tới khi đó là huyện Tuần Giáo (Điện Biên), sau khi chia tách nay thuộc về huyện Tủa Chùa, nếu đi bộ tắt qua quả núi thì mất một ngày đường.

Chàng trai trẻ tới vùng đất mới với bao bỡ ngỡ, không khỏi một thoáng nhớ căn nhà sàn quê hương. Tối đến, Minh cùng bè bạn dùng hát then thay lời tâm sự. Khổ nỗi, chỉ mình Minh biết hát nên lúc nào cũng một mình một sân khấu. Rồi đến đám mừng nhà hay cưới xin trong bản, Minh cũng được mời tới giao lưu kết bạn. Nghe Minh hát then dập dìu, bao cô gái Thái ở Tuần Giáo đã đắm say, đem lòng yêu.

Ngoài làm việc ở nông trường, đội của Minh thỉnh thoảng có nhiệm vụ xuống bản giúp người dân làm đường, hệ thống tưới tiêu cho đồng ruộng. Cũng chính từ đây, Minh gặp được người con gái Thái theo ông suốt cuộc đời.

Một ngày, Minh cùng đám bạn được mời về nhà cô gái Lò Thị Thuận để ăn cơm, hát giao lưu. “Do không ai biết hát, một mình tôi ngồi hát đối lại 12 cô gái cơ mà. Ban đầu cũng run, nhưng nghĩ chả có gì phải sợ nên cứ tham gia nhiệt tình”.

Quy định của hát đối là, nam hát trước, nữ hát sau. Cô nào hát không lại sẽ phải lấy chàng đó làm chồng. Kết quả, Minh hát thắng cả 12 người. Tôi hỏi ông Minh, lỡ hát thắng rồi thì họ bắt lấy cả 12 thì sao. Ông Minh cười khà khà: Không có đâu, mình chọn một cô, mình yêu một cô thôi.

Rít thêm hơi thuốc lào, ông Minh bảo, tính ra hôm đó đúng là đi chủ đích là hát then kiếm vợ thôi. Rốt cục cũng được như ý muốn. Cô gái Lò Thị Thuận chịu thua và cũng đã xiêu lòng. “Cô ấy mới quay sang bảo tôi, thôi em chịu thua, lấy nhau thì lấy. Cả bản đứng dậy vỗ tay hoan hô”, ông Minh nhớ lại.

16-43-14_3
Những tấm giấy, bằng khen cho những gì ông Minh đóng góp vào nghệ thuật hát then
 

Ông Minh quay sang vỗ vai tôi bảo, thôi nhà báo mà muốn tán cô gái Thái nào trên này thì phải học hát then, không là không tán được đâu. Cả nhà cười phá lên như… địa chủ được mùa. Bà Thuận ngồi nhà trong, nghe chúng tôi trò chuyện cũng cười khúc khích, vẻ mặt e thẹn khi nhớ lại chuyện xưa. “Tại ông ấy cũng đẹp trai, hát giỏi. Tôi hát đối không lại thì lấy nhau thôi. Tục lệ xưa là thế, thấy hợp nhau, yêu nhau thì đến với nhau”, bà Thuận kể.

Căn nhà nhỏ của ông Minh bị quây kín bởi các loại giấy, bằng khen, chứng nhận Nghệ nhân ưu tú. Nhưng với ông, những thứ quan trọng hơn là vốn sống có được từ điệu hát then. Hát then giúp ông sống yêu đời, thanh thản, tích cực giúp đỡ mọi người xung quanh.

Hai tháng sau, ông Minh đưa bố mẹ sang nhà gái đánh tiếng, đưa lễ vật xin cưới. Cô gái Lò Thị Thuận chính thức trở thành con dâu xứ Mường Giàng. Nhưng chưa hoàn thành nhiệm vụ, Minh cùng vợ tiếp tục ở lại đất Tuần Giáo. Một năm sau, hai vợ chồng đón con trai đầu lòng. Và phải đến bốn năm sau, cả gia đình khăn đùm, khăn gói trở về mảnh đất Mường Giàng.
 

Không có phản… anh sẽ ngồi lòng em

Trở về quê hương, ông Minh tham vào làm thành viên HTX sản xuất Mường Giàng rồi Hội văn nghệ chính trị tỉnh Sơn La. Trong lòng Điêu Văn Minh luôn đau đáu suy nghĩ làm sao để bảo tồn, phát huy hơn nữa giá trị của nghệ thuật hát then.

Ngoài sưu tầm được cả nghìn bài hát then cổ, ông Minh bắt đầu nghiên cứu sáng tác. Cho tới nay, các cuốn sổ tay ghi lại hát then tự sáng tác đã vượt qua con số 100 bài. Đến giờ, ông Minh vẫn có trí tuệ minh mẫn đến ngạc nhiên. Không cần mở sổ, ông vẫn có thể hát lại đúng từng câu chữ một bài đã sáng tác từ rất lâu.

Để chứng minh, ông Minh cất giọng nhớ lại một bài hát 7 gạch thuở đi “tán” gái:

“Ghế nhỏ ghế may gai

Ghế nhỏ ghế may vàng

Chàng trai đi săn thú trên nương đem về uốn thành khung - đan thành ghế

Sao em không lấy ghế về ngồi

Mà sao không lấy ghế mây về tiếp

Không có ghế anh sẽ ngồi xuống phản

Không có phản anh sẽ ngồi lòng em”

16-43-14_5
Một bài hát then mà ông Minh sáng tác
 

Bà Lò Thị Thuận cười phá lên bảo, đấy phải mạnh dạn như thế mới tán được con gái Thái chứ. Ông Minh bảo, việc sáng tác cũng là một năng khiếu. Đi mừng nhà mới, vui lên cũng sáng tác được một bài. Đi ăn cưới, làm mấy chén rượu cũng ra một bài.

Và thậm chí, nhà có khách, mời ăn cơm, mời đi ngủ… cũng nghĩ ra bài hát. Đợt vận động người dân chuyển tới khu tái định cư thủy điện Sơn La, ông Minh chính là người đứng ra sáng tác vận động người dân làm theo.

Nói câu chuyện cho vui, trầm tư vài giây, ông Minh bảo, cũng đau đáu chuyện gìn giữ vốn cổ của dân tộc. Cả bốn người con của ông Minh đều không ái có duyên với hát then. Hiện ông Minh đang phối với với các trường học, đào tạo một thế hệ trẻ kế cận để tiếp nối. “Các cháu cũng đang học đấy. Cháu nhỏ tuổi nhất là 7 tuổi, đang học hát và đánh đàn tính. Nhưng hát then là cả một đời người, phải học mãi, học mãi mới giỏi được”, ông Minh tâm sự.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm