| Hotline: 0983.970.780

Ông Hoàng Đức Cường, GĐ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TW:

Còn 1-2 cơn bão nữa!

Thứ Sáu 13/10/2017 , 07:40 (GMT+7)

NNVN đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Cường về nguyên nhân của thời tiết phức tạp như hiện nay và diễn biến trong thời gian tới.

18-11-21_fb_img_1507804941988
Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương

Ngày 11/10, tại cuộc họp của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, trong lúc miền Bắc đang đối mặt với trận lũ lịch sử thì trên biển Đông, áp thấp nhiệt đới cũng sắp sửa vào và kết hợp với đợt không khí lạnh nhiều khả năng mạnh lên thành bão. 

Thưa ông, nguyên nhân khiến tình hình thời tiết diễn biến bất thường như hiện nay là gì? So với mọi năm, diễn biến thời tiết năm nay khác biệt như thế nào, trái quy luật ra sao và liệu có thể sẽ trở thành quy luật mới hay không?

Một trong những nguyên nhân gây lên mưa lũ nhiều trong trong nửa cuối năm 2017 được đánh giá là gió mùa Tây Nam cùng với áp cao cận nhiệt đới Tây Thái Bình Dương và tín phong đông bắc hoạt động mạnh hơn mọi năm. Hệ quả là dải hội tụ nhiệt đới cũng xuất hiện với tần suất cao, tồn tại trong thời gian dài kéo theo sự hình thành của các xoáy thuận nhiệt đới cũng gia tăng (điều này đã được cảnh báo trong dự báo mùa từ hồi giữa tháng 4).

Một nguyên nhân nữa cũng cần xét đến là xu thế lạnh đi rõ rệt của nhiệt độ mặt nước biển khiến hiện tượng ENSO tuy vẫn chưa đạt được đến ngưỡng La Nina, nhưng cũng cho thấy sự chuyển đổi mạnh mẽ của chế độ hoàn lưu trong khí quyển, điều này cũng là một nguyên nhân gây lên sự bất ổn định và các nhiễu động ở trên vùng biển Thái Bình Dương.

Tác động của những biểu hiện này đã gây diễn biến mưa lũ phức tạp trên cả 3 miền, riêng Nam Bộ còn có sự kết hợp của hiện tượng triều cường mạnh trong đầu tháng 10 gây ngập lụt nghiêm trọng.

Những ngày qua các tỉnh khu vực Bắc Bộ như Hòa Bình, Thanh Hóa, Yên Bái, Sơn La, Ninh Bình, Hà Nam đã hứng chịu mưa, lũ dữ dội. Đây là một đợt mưa lớn diện rộng với đặc điểm xảy ra trên nền một khu vực trước đó đã phải liên tục trải qua nhiều đợt mưa khác khiến cho các điều kiện thủy văn, thổ nhưỡng, môi trường ở tình trạng bão hòa và dễ bị biến đổi. Do vậy mưa lớn kéo dài trong 2 ngày qua đã khiến các yếu tố như lũ ống, lũ quét, lũ xảy ra dồn dập và mức độ ảnh hưởng nặng nề cho các khu vực chịu tác động.

Đợt lũ ở Bắc Bộ đã ghi nhận một số điểm đặc biệt như sau: Đây là đợt lũ lớn trên sông Đà, sông Thao và sông Hoàng Long xuất hiện vào vào thời kỳ cuối mùa lũ nhưng đỉnh lũ trên các sông ở mức lớn nhất trong mùa mưa lũ năm 2017. Đợt lũ ngày 10-11/10/2017 trên sông Đà đến hồ Hòa Bình với lưu lượng đỉnh lũ đạt 15.940m3/s ngày 11/10 đạt giá trị lớn nhất trong lịch sử cùng kỳ tháng 10/2007. Lũ lớn lịch sử đã xuất hiện trên sông Hoàng Long tại trạm Bến Đế. Mực nước đỉnh lũ tại Bến Đế: 5,53m (trên BĐ3: 1,53, trên mực nước lũ năm 1985: 0,29m). Do thủy điện Hòa Bình mở 8 cửa xả đáy kết hợp với lũ trên sông Thao truyền về, mực nước hạ lưu sông Hồng tại Hà Nội trong đợt lũ này lên cao nhất từ năm 2010 đến nay.

Trên sông ở Trung Bộ: Khi so sánh với trận lũ năm 2007 thì trận lũ này (trận lũ trên hệ thống sông Mã) có sự khác biệt là lũ vùng trung, thượng lưu sông lên chậm hơn và đỉnh lũ đều ở mức thấp hơn trận lũ năm 2007, tuy nhiên vùng hạ lưu sông (tại trạm Giàng) lại ở mức tương đương (năm 2007 đỉnh lũ tại Giàng là 7,28m, năm 2017 là 7,26m). Nguyên nhân mực nước hạ lưu sông Mã ở mức cao như vậy là do lũ thượng lưu về đúng thời điểm đỉnh triều cao nhất ngày, làm gia tăng mực nước đỉnh lũ.

Tình hình thời tiết trong thời gian tới theo dự báo sẽ tiếp tục diễn biến như thế nào, thưa ông?

Từ ngày 12/10, do không khí lạnh khô từ phía Bắc xâm nhập sâu xuống phía Nam nên mưa lớn diện rộng chấm dứt trên toàn bộ các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Thời gian gián đoạn mưa sẽ kéo dài 3 ngày. Từ khoảng ngày 16/10 ở các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ và phía Bắc miền Trung sẽ có khả năng xuất hiện mưa, mưa lớn trở lại. Trong các ngày tới, lũ trên các sông Thao, sông Đà và sông Hoàng Long sẽ xuống dần. Thủy điện Hòa Bình sẽ đóng dần các cửa xả đáy. Tình trạng ngập lụt tại các các vùng trũng, thấp sẽ giảm nhanh. Trong 1-2 ngày tới mực nước trên các sông ở Bắc Trung Bộ giảm chậm do đó tình trạng ngập lụt vẫn còn tiếp tục diễn ra tại các địa phương ở khu vực Bắc Trung Bộ, đặc biệt là tỉnh Thanh Hóa.

Từ nay đến cuối năm tình hình thời tiết ở nước ta sẽ có một số những điểm như ENSO tiếp tục ở trạng thái trung tính và nghiêng về pha lạnh trong những tháng cuối năm 2017; có khoảng 50-55% khả năng La Nina xuất hiện vào đầu năm 2018, nhưng có cường độ yếu và thời gian không kéo dài. Khả năng mùa bão, ATNĐ sẽ kết thúc muộn, còn 3-4 cơn bão hoạt động trên biển Đông và có thể có 1-2 cơn trực tiếp ảnh hưởng đến nước ta từ nay cho đến cuối năm 2017. Nhiệt độ trung bình trên toàn quốc ở mức xấp xỉ TBNN, riêng tháng 12/2017 ở Bắc Bộ cao hơn từ 0.5-1.0 độ.

Đặc biệt, vào thời điểm vụ mùa đông xuân 2017-2018 có thể sẽ có những đợt rét có xu hướng tập trung trong các tháng đầu năm 2018, các đợt rét đậm, rét hại có khả năng tập trung trong thời đoạn tháng 1 và tháng 2/2018.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm