| Hotline: 0983.970.780

Còn 29% hộ nghèo, xây dựng NTM cách nào?

Thứ Sáu 17/12/2010 , 09:55 (GMT+7)

“Muốn xây dựng NTM, nông dân phải bứt phá bằng cách học trồng những loại cây và nuôi những loại vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao”.

Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng mách cách làm giầu cho người dân Tuy An

“Muốn xây dựng NTM, nông dân phải bứt phá bằng cách học trồng những loại cây và nuôi những loại vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao”. Đó là tâm sự của bà Phạm Thị Thùy Lê, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy An (Phú Yên).  

Tâm nguyện của bà Phó Chủ tịch huyện Tuy An đã được TCty Phân bón và hóa chất dầu khí - CTCP (thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam) đáp ứng. Nhân chuyến về Phú Yên, đơn vị này đã mời chuyên gia Nguyễn Lân Hùng về dạy nghề cho nông dân tại huyện Tuy An.  

Mở đầu buổi trò chuyện, ông Nguyễn Lân Hùng quả quyết: “Nông dân phải giàu lên thì địa phương ta mới xây dựng được NTM”. Có nhìn gương mặt của bà Phó Chủ tịch huyện và hàng trăm nông dân chăm chú nghe lời của chuyên gia Nguyễn Lân Hùng mới hiểu được từ lãnh đạo đến người dân ở huyện này mong muốn được thoát nghèo đến nhường nào. 

Bà Lê cho biết: “Do diện tích đất SXNN ở Tuy An ít ỏi quá nên bình quân mỗi người dân ở đây chỉ được chia 300m2, chưa đầy một sào Trung bộ. Đã nghèo vốn đất, điều kiện SX cây lúa ở Tuy An cũng rất gian nan, trong số 7.000 ha ruộng đã có đến gần 1.500 ha ở các xã An Hòa, An Chấn, An Mỹ, An Hiệp... do thiếu nước hoặc bị nước mặn xâm thực nên mỗi năm chỉ SX được một vụ ĐX. Thời gian còn lại bà con trồng các loại rau màu nhưng do không có nước nên hiệu quả mang lại cũng không cao”.  

Ở Tuy An, một số địa phương đã xây dựng được hệ thống kênh mương nhưng nguồn nước cung ứng từ hệ thống thủy nông Đồng Cam không đảm bảo nên đồng ruộng ở những nơi này luôn chịu cảnh “khát” nước. Vụ 3, trông nhờ vào nước trời thì luôn bấp bênh. Như vụ 3 năm 2010 vừa qua ở Tuy An, nhiều diện tích đang thời điểm làm đòng trỗ thì mưa lũ ập về gây mất trắng đến 740 ha. Với khát vọng thoát nghèo, người dân ở một số xã tổ chức nuôi cá sấu, nhím... nhưng chi phí đầu vào quá cao mà khi xuất bán gặp lúc giá cả không ổn định khiến họ bỏ cuộc.  

Không tiếp cận được với những loại cây trồng, vật nuôi mới, họ đành quay lại với những cây, con truyền thống để kiếm sống qua ngày. Đánh giá theo tiêu chí mới, số liệu thống kê mới nhất cho thấy, đến ngày 30/11/2010, trên địa bàn huyện Tuy An còn đến 29% dân số nằm trong diện nghèo với khoảng trên 3.000 hộ dân.  

“Xây dựng NTM trong bối cảnh như thế này là quá khó. Phải tìm mọi cách tăng thu nhập cho nông dân. Muốn vậy phải động viên nông dân tìm đến với các loại cây trồng, vật nuôi mới, cho hiệu quả kinh tế cao”, bà Phạm Thị Thùy Lê nói. Thế nhưng bà Lê băn khoăn, để thực hiện được điều này phải giải quyết được 3 vấn đề cho nông dân: vốn, kỹ thuật và đầu ra ổn định. 

 Về vốn thì đã có Ngân hàng NN-PTNT đỡ đầu. Theo kế hoạch, từ năm 2011-2015 huyện Tuy An sẽ phát triển một số mô hình về nông - lâm - thủy sản với những loại cây trồng, vật nuôi mới cho hiệu quả kinh tế cao. Quy mô sẽ tổ chức mỗi xã 1 mô hình phù hợp với từng địa phương, sau đó chọn những mô hình hiệu quả cao nhất nhân rộng đại trà. Cái khó của Tuy An hiện nay là lực lượng kỹ sư nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu của nông dân. Lực lượng này đã thiếu lại còn yếu. Vốn hoạt động của Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện cũng rất hạn chế. Do đó, muốn xây dựng mô hình hoặc tổ chức tập huấn KHKT cho nông dân cũng không thể thực hiện, lực bất tòng tâm. 

“Buổi trò chuyện của chuyên gia Nguyễn Lân Hùng thật sự bổ ích, nông dân địa phương chúng tôi hưởng ứng nhiệt liệt, đã đặt nhiều câu hỏi mở ra nhiều hướng làm ăn mới. Trong thời gian tới, tôi sẽ đề xuất lãnh đạo làm mô hình thử nghiệm một số nghề xét thấy phù hợp với điều kiện của người dân địa phương. Những hộ tham gia sẽ được ưu tiên hỗ trợ về nguồn vốn đầu tư và hướng dẫn kỹ thuật. Những nghề phù hợp nhất sẽ được nhân rộng. Đó sẽ là tiền đề để địa phương chúng tôi xây dựng NTM thành công”, bà Phạm Thị Thùy Lê.

Xem thêm
Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án dân cư nông thôn

Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư Dự án Khu dân cư nông thôn số 1 xã Ký Phú và Dự án Điểm dân cư nông thôn số 1 xã Bình Thuận (huyện Đại Từ).

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Ninh Bình phấn đấu thêm 30 sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao trở lên

Theo Sở NN-PTNT Ninh Bình, năm 2024, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 30 sản phẩm được công nhận từ 3 sao trở lên và có thêm sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao.

Bình luận mới nhất