| Hotline: 0983.970.780

'Cơn điên' của kẻ tưới xăng đốt 9 người thân

Chủ Nhật 16/09/2012 , 08:46 (GMT+7)

Hầu hết các nạn nhân bị bỏng rất nặng, đang trong tình trạng nguy kịch. Đến chiều 14/9, hai trong 9 người bị Cường tưới xăng đã tử vong.

Hầu hết các nạn nhân bị bỏng rất nặng, đang trong tình trạng nguy kịch. Đến chiều 14/9, hai trong 9 người bị Cường tưới xăng đã tử vong.

Chiều 14/9, bác sĩ ở Viện Bỏng Quốc gia cho biết, 6 nạn nhân được đưa đến đây cấp cứu (từ 3h ngày 13/9) đều bị thương tổn từ 35 đến 90%. Các nạn nhân bị bỏng hô hấp nên rất sức khỏe rất nguy kịch.

Trong ngày 13-14/9, lần lượt hai bệnh nhân Phạm Thị Hiền (50 tuổi) và Đào Đức Hy (50 tuổi) đã tử vong. Mẹ của hung thủ (Phạm Việt Cường, đã bị bắt) là bà Phạm Thị Bền, 56 tuổi, cũng trong tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc" do thương tổn 75% sức khỏe.


Bà Bền nằm bất động, phải thở bằng máy tại Viện Bỏng Quốc gia

Chăm sóc người thân ở bệnh viện, bà Phương, một trong hai nạn nhân may mắn không bị bỏng, cho biết bà là cô ruột của Cường. Ngày 9/9, trong đám tang của bà nội (cụ Duyên), Cường vẫn tỏ ra bình thường dù đôi lúc va chạm nhỏ với người trong họ. Ở ngoài cánh đồng, khi sắp hạ huyệt đứa cháu đích tôn của người chết bỗng lớn tiếng phản đối cho rằng “giờ không đẹp”.

Mọi người xúm lại thuyết phục, Cường mới vùng vằng đồng ý cho chôn. Anh ta tuyên bố: “Sau này có chuyện gì không hay, mọi người tự chịu trách nhiệm”.

Ba ngày sau, gia đình họp bàn về việc lo hậu đám tang tại nhà cô ruột của Cường ở thị xã Phú Thọ. Là cháu đích tôn song không được tham gia, Cường tức tối, xộc vào "phá đám" và gọi mẹ về. Bà Bền mắng con: “Mày về đi không tao vả vỡ mồm bay giờ”. Cường đi ra song không về mà loanh quanh ở cổng.

“Khi ngó ra, tôi thấy Cường đang loay hoay đóng cổng còn nói vọng ra nhắc “mày đóng cửa làm gì”, vậy mà nhoáng một cái xảy ra đại họa”, bà Phương kể.

Một lát sau, Cường xông vào phòng, bất ngờ tưới can xăng lên tưới lên người thân. “Xăng bắt vào các ngọn nến đang cháy trên bàn thờ nên lửa bùng to lắm. Mọi người cố thoát ra ngoài, song quần áo dính xăng càng bị lửa bám. Có người toàn thân rực cháy như ngọn đuốc, vùng vẫy lăn lộn...", người phụ nữ trung niên hoảng sợ nhớ lại và cho biết do ngồi phía ngoài cửa bà chạy kịp ra ngoài. Vụ tưới xăng do Cường gây ra khiến 9 người bị bỏng, trong số này 6 trường hợp nặng được đưa về Hà Nội cấp cứu.

Theo gia đình này, khi bà nội mất, Cường đã đi xem bói và không đồng ý với mọi người về giờ hạ huyệt nên mâu thuẫn. “Chỉ có vậy thôi mà thằng Cường làm điều dã man đến vậy”, bà Phương nức nở.

Vừa lo tang lễ cho mẹ xong, giờ gia đình bà lại gặp đại tang này nên ai cũng đau đớn tột cùng. Bà Phương tâm sự chỉ biết cố gắng giữ gìn tinh thần, sức khỏe để còn chăm sóc cho những nạn nhân đang nằm bất động trên giường bệnh. Trong cái lạnh bất ngờ ập đến vào chiều 14/9, bà buồn bã bảo "chắc xin cho một, hai người về vì khả năng cứu chữa không còn".

Hiện, Cường bị Công an tỉnh Phú Thọ khởi tố, tạm giam về hành vi giết người. “Lúc tôi, gặp Cường ở trụ sở công an, nó còn quay lại bảo: Chưa chết à?”, bà Phương kể.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm