| Hotline: 0983.970.780

Côn đồ đại náo miếu Bà Chúa Xứ

Chủ Nhật 12/02/2012 , 08:36 (GMT+7)

Do lượng người đổ về đây quá lớn khiến cho tình hình an ninh trật tự nơi đây vô cùng phức tạp.

Chật cứng người đi lễ miếu Bà cầu may
Dù tháng 4 âm lịch mới là chính lễ (từ 23-27/4) nhưng ngay sau tết Nguyên đán, dòng người hành hương đã ùn ùn hướng về Châu Đốc (An Giang) để viếng miếu Bà Chúa Xứ. Do lượng người đổ về đây quá lớn khiến cho tình hình an ninh trật tự nơi đây vô cùng phức tạp.

Không mua hàng là... ăn đòn

Cách miếu Bà Chúa Xứ 5km đã có hàng trăm hộ kinh doanh các loại đồ để cúng bà như hoa, gạo, muối, tiền, đô la, vàng vòng… chèo kéo mời mọc loạn xị. Nắm được tâm lý đồ để cúng Bà ít ai trả giá nên các tiểu thương tha hồ chặt chém đến khó ngờ. Một bó hoa huệ (10 cành) bình thường có giá 30-40 ngàn nhưng ở đây đều bán giá 100 ngàn, hoa dơn 110 ngàn. 3kg gạo, 1kg muối có giá 100 ngàn. Chúng tôi chỉ mua một bó huệ, vài bịch gạo, muối (được đóng sẵn khoảng 100g/bịch), tiền vàng mã, trái cây…nhưng bị hét tới 480.000đ.

Đáng nói, việc thờ cúng phải bắt nguồn từ tâm, thế nhưng ở đây lại xuất hiện nhan nhản những dịch vụ cho thuê… heo quay. Một con heo quay loại 5kg giá 500 ngàn đồng/1 giờ; 10kg giá 1 triệu đồng…Do lần đầu đi viếng Bà Chúa Xứ nên chúng tôi phải nhờ một người quen tên Duy làm nghề hướng dẫn viên du lịch tại địa phương dẫn đi. Mới lên ô tô của chúng tôi, Duy đã căn dặn kỹ: Chút nữa tới miếu Bà, các anh tuyệt đối không được nhận bất cứ thứ gì của ai cho đó nghe, dù người ta bảo đó là “lộc Bà” hay quẻ và cho không. Đặc biệt, các anh không mua bất cứ thứ gì bày bán ở khu vực miếu Bà.

Thấy chúng tôi ngạc nhiên, Duy nói: "Mỗi ngày khách hành hương tới đây rất đông nên quanh khu vực này có rất nhiều nhóm côn đồ, giang hồ hoạt động. Họ nói cho không “lộc Bà”, anh cầm mà không cho chúng 50.000 - 100 ngàn đồng là chúng đánh liền. Đặc biệt, những người bán chim phóng sinh hầu hết là dân đầu gấu, anh mua 1 lồng chim để thả giá 5.000 - 10.000/con nhưng lồng có 10 con chúng hét 40-50 con anh cũng phải trả nếu không muốn ăn đòn".

Duy còn cho biết: "Khu vực này có rất nhiều dân giang hồ từ tứ xứ đổ về kiếm ăn. Chúng hung tợn, lưu manh và liều lĩnh đến nỗi dân địa phương còn phải kiêng dè. Đỉnh điểm là năm ngoái, có một du khách vì bức xúc phản ứng chuyện buôn bán kiểu trấn lột của bọn chúng bỗng một tên côn đồ vung kiếm chém lìa cổ du khách, khiến cho ai cũng hú hồn", Duy nói.

Nghe chúng tôi kể vừa mua đồ cúng và than phiền cách dịch vụ buôn bán chộp giật, Duy cho biết: Cũng may là anh chị mua ở ngoài đó còn đỡ bị nói thách, chứ vào đây anh hỏi mà không mua cũng bị ăn chửi, thậm chí ăn đòn.

Du khách bị đánh hộc máu mồm

Quả đúng như Duy nói, vừa bước chân leo lên miếu Bà chúng tôi đã được cả chục người xúm lại chèo kéo, người bảo cho “lộc Bà”, người cho quẻ, kẻ dụ mua hương, hoa... cúng Bà dù chúng tôi đã mang theo lễ vật. Thấy tôi lắc đầu nhiều kẻ cố tình cầm tay tôi dúi vào và bảo: “Lộc Bà đó, cầm lấy hên đi”. Thấy chúng tôi không cầm, kẻ này buông lời chửi đổng: “Đ.má, cho lộc Bà mà không lấy thì đến đây làm gì...".

Có nhiều truyền thuyết về Bà Chúa Xứ nhưng cách giải thích sau đây được nhiều người loan truyền hơn cả: Cách đây khoảng 200 năm, tượng Bà Chúa Xứ được dân địa phương phát hiện và khiêng xuống từ đỉnh Núi Sam. Mặc dù có cả trăm người dân nhưng không thể khiêng nổi tượng Bà. Sau đó, người dân lập đàn cúng và được “cô đồng” phán là muốn dời được tượng bà phải có 9 cô gái đồng trinh. Ngay sau đó, 9 cô gái đồng trinh được người dân tiến cử tắm gội sạch sẽ mặc đồ trắng để dời đến nơi lập miếu Bà và thờ tự cho đến nay.

Theo cuốn “Lịch sử An Giang” thì: “Vị trí miếu Bà bên Núi Sam hội đủ: sông rộng, đồi núi trập trùng, vùng biên giới... Người hành hương cảm thấy được thỏa mãn về tinh thần, hòa mình vào sơn hà xã tắc, khí thiêng sông núi oai hùng". Ngày 10/7/2000, Bộ VH-TT (nay là Bộ VH - TT-DL) ký Quyết định số 92/VH-QĐ công nhận miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là Di tích cấp Quốc gia. Từ năm 2001, lễ hội miếu Bà Chúa Xứ được Bộ VHTT-DL và Tổng cục Du lịch Việt Nam công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia.

Chúng tôi quan sát có tới cả trăm người thi nhau chặn du khách lại để bán nhang đèn, muối gạo, chim phóng sinh… Trao đổi với chúng tôi về việc này, anh Phong ở Hoá An (Biên Hoà, Đồng Nai), một du khách đã hơn 10 năm nay đi miếu Bà, cho biết: Năm nào ở miếu Bà cũng xảy ra tình trạng bát nháo, cướp giật và ngày càng biến tướng táo tợn hơn. Khách mua hàng ở đây bị chúng nói thách đến mấy mà không trả đủ tiền thì lãnh đủ. Còn đồ ăn thì khỏi phải nói, chỉ một dĩa cơm phần cũng 50.000- 100 ngàn với vài món lèo tèo. Còn nhà nghỉ thì từ 180.000 - 300.000đ/phòng/đêm rất hôi hám, cáu bẩn.

Chị C, một người dân bán nước ở đây, cho biết: Chuyện bọn bán dạo đánh hành khách xảy ra như cơm bữa. Hôm mùng bốn tết, ba thằng bán chim đánh hội đồng một người khách phải chở đi cấp cứu vì tội... dám cãi lại. Trước đó một ngày, một du khách bị nhóm bán muối, gạo đánh đến hộc máu mũi.

Lực lượng công an ở đâu?, chúng tôi hỏi. "Khi công an đi tuần thì nhóm bán dạo tản mát mỗi đứa một chỗ, nhưng vừa đi khuất là bọn chúng lại họp thành nhóm để trấn lột. Đặc biệt, nhiều tên mua bán dạo chỉ là “bình phong” để đi móc túi, cướp giật. Mỗi ngày đều có rất nhiều vụ mất bóp, rạch giỏ đồ", chị C cho hay.

Chúng tôi vào tới chính điện miếu Bà, thì thấy cả ngàn người chen lấn để cúng Bà với hàng chục con heo quay, nhang đèn nghi ngút đến cay mắt. Cứ khoảng 10 phút, Ban Quản trị miếu Bà lại phát đi thông điệp: “Hiện nay lượng du khách đến viếng miếu Bà quá đông nên quý vị vui lòng quản lý kỹ tư trang đề phòng kẻ xấu móc túi… Quý vị không mua bất cứ thứ gì bán dạo mà hãy đến các cửa hàng uy tín, có bảng hiệu để mua đề phòng kẻ xấu… Khi bị bọn móc túi, côn đồ chặt chém vui lòng gọi tới công an phường…”.

Qủa thật, mới quan sát tại miếu Bà hơn 2 tiếng đồng hồ chúng tôi thấy có nhiều trường hợp bị móc điện thoại, công an cũng đã còng tay một đối tượng bán nhang dạo kiêm nghề móc túi.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm