| Hotline: 0983.970.780

Con đường "hiệp nhất"

Thứ Ba 28/12/2010 , 10:40 (GMT+7)

Hiệp nhất ở đây là sự chung sức của lòng dân và cách đóng góp sức người sức của để xây dựng công trình chung.

Miền Cái Sắn kênh B (ấp B1, xã Thạnh Thắng, huyện Vĩnh Thạnh, Cần Thơ) là vùng đất di cư từ Bắc vào Nam năm 1954. Đời sống của bà con nơi đây chủ yếu làm lúa 2 vụ/năm. Trước đây, nông dân vùng này còn làm lúa mùa và nổi tiếng với cây thuốc lào, cây bô đay.

Từ gạch thẻ

Đặc thù nhất của vùng đất này là sự hiếu học và tính cần cù của người nông dân. Chính vì vậy, bây giờ đa số bà con nơi đây đều có con cái học hành thành tài. Nhiều gia đình ở quê nhưng có đất đai, nhà cửa ở khắp các thành phố lớn như TPHCM, Cần Thơ, Rạch Giá và cả ngoại quốc. Nói như vậy để thấy được tính chịu thương chịu khó của những người Bắc di cư vào Nam. Từ hai bàn tay trắng họ làm nên tất cả. Tuy nhiên, về cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thì bây giờ người dân nơi đây mới thật sự có được một niềm vui. Niềm vui đó chính là con đường nông thôn đang được đổ bê tông rộng hơn 3m hoàn thành trong dịp tết dương lịch này.

Không phải là vùng quê nghèo ở Cần Thơ - một thành phố trực thuộc Trung ương, nhưng đến bây giờ người dân ấp B1, xã Thạnh Thắng mới có được con đường bê tông đi lại dễ dàng. Bà con nơi đây gọi đó là con đường mơ ước, hay con đường hiệp nhất bởi lẽ người ta khao khát chờ đợi con đường này lâu lắm rồi nhưng bây giờ nó mới trở thành hiện thực. Trước đây, ấp B1, ấp B2 cũng có những cây cầu bê tông của sự hiệp nhất. Hiệp nhất ở lòng dân và cách đóng góp sức người sức của để xây dựng những công trình chung như thế. Chính vì vậy mà chỉ một thời gian ngắn ở nơi đây không còn tìm thấy một cây cầu khỉ nào.

Trở lại chuyện con đường hiệp nhất hôm nay, tiền thân của nó bà con đường lát gạch thẻ nằm nghiêng đúng theo “phong cách” Bắc. Có người ở xứ khác đến, nhất là người gốc Nam bộ đi trên con đường này thấy quá lạ và mơ ước có được một con đường như vậy, dù bề ngang con đường chỉ rộng hơn 1m và đi xe đạp, xe máy rất gằn sóc.

Đến bê tông

Con đường bê tông hóa không được khởi xướng làm từ ấp B1 mà lại từ ấp B2. Năm 2009, ấp B2 khởi công làm con đường bê tông khiến bà con ấp B1 phải ghen tị. Nhưng xét cho cùng thì đó chính là động lực để ấp B1 quyết tâm hơn.

Người dân ở đây đi vận động các Mạnh Thường Quân để làm 600 m đường ở cuối kênh nơi có nhiều người kinh tế khó khăn. Rồi tiếp tục đi tìm nhà tài trợ làm cầu bắc qua sông. Nếu thực hiện được cây cầu nối giữa hai ấp thông thương với nhau thì đi xe hơi vào cuối kênh (phía núi Sập, huyện Thoại Sơn - An Giang) hay ngoài đầu QL80 đều được.

Hôm nay, nhìn con đường của ấp B1 nhiều người không ngớt lời khen làm đẹp và có kinh nghiệm hơn hẳn ấp B2. Có lẽ người đi sau cũng rút tỉa được ít nhiều kinh nghiệm của người đi trước. Ông Nguyễn Ngọc Hưởng, một người dân ở đây, cho biết: Con đường ấp B1 mới được khởi công sau vụ gặt lúa hà thu vừa rồi. Lúc này bà con có tiền bán lúa, có thời gian rảnh rỗi mới làm được. Chi phí làm đường bề ngang 30m hết hơn 15 triệu đồng. Ngân hàng có cho mượn một phần. Nhiều gia đình làm kè đường tốn thêm hơn chục triệu đồng nữa. Đây là số tiền không nhỏ ở vùng nông thôn nhưng bà con đã đồng thuận thì làm được dễ dàng.

Bây giờ có đường bê tông phẳng phiu học sinh đi lại khá thuận tiện. Có đường đẹp người dân nơi dân còn trang hoàng lại nhà cửa, sân, hàng rào. Hai bên đường trồng hoa, trồng rau trông thật đẹp mắt. Con đường bê tông làm nổi bật lên một bộ mặt NTM.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm