| Hotline: 0983.970.780

Myanmar thay đổi tạo cơ hội

Cơn thịnh nộ với Bắc Kinh

Thứ Tư 11/06/2014 , 09:08 (GMT+7)

Các nhà đầu tư Trung Quốc ở Myanmar đang phải vật lộn để đối mặt với những cuộc biểu tình của dân địa phương./ Quyết tâm "thoát Trung"

Thông tin trên do trang Chinadialogue, có trụ sở tại cả Bắc Kinh, London (Anh) và San Francisco (Mỹ) cho biết.

Đuổi dân để làm dự án

Những ngọn đồi trọc, đầy đất đỏ của làng Palaung, Myanmar bị những đường ống dẫn dầu khí của Trung Quốc cắt ngang. Chúng kéo dài hàng trăm km và mỗi buổi sáng, người dân ở đây đều nhìn thấy tấm biển “Bị phạt rất nặng nếu xâm hại đường ống” treo trên hàng rào tre báo hiệu khu vực cấm.

Omar, người đứng đầu làng Palaung mới 31 tuổi nói: “Các gia đình đã buộc phải chuyển. Họ (nhà đầu tư Trung Quốc) để lại cho chúng tôi một ít tiền nhưng không còn đất để trồng trọt”.

Ở ngôi làng này, không ai có ý muốn phá hoại đường ống dẫn dầu, khí của Trung Quốc nhưng ở những nơi khác tâm lý phản đối được thể hiện rất rõ ràng. Tại bang Arakan, 17 người dân Myanmar đang làm việc tại các đoạn ống của Trung Quốc đã bị bắt vì đốt nhà kho.

Shwe là dự án trị giá 5 tỷ USD do Trung Quốc đầu tư để đưa dầu thô và khí đốt mua từ châu Phi về phía Tây Nam của nước này mà không cần đi qua vùng eo biển Malacca nhiều nguy hiểm.

Thế nhưng, dự án này đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ người dân Myanmar do những hậu quả mà DN Trung Quốc gây ra. Chiếm quyền sở hữu đất của nông dân, xói mòn đất đai, gây ô nhiễm môi trường... tất cả những điều đó đã tạo ra tâm lý phản đối Trung Quốc sâu đậm trong người dân địa phương.

Trong khi đó, dự án đập Myitsone, trị giá 3,6 tỷ USD ở thượng nguồn sông Irrawaddy đã khiến nhiều người dân Myanmar trong khu vực phải "bỏ nơi tổ tiên sinh sống để đi", tờ The Guardian của Anh nói.

Lapai Zoong nhón chân đá đám bụi bẩn ra khỏi nhà mình đồng thời phàn nàn rằng sẽ chẳng có gì phát triển ở đây. “Mọi thứ ở đây là vô vọng. Ở làng cũ, chúng tôi dùng đất để trồng lúa, trái cây, rau cỏ. Sống thật hạnh phúc. Bây giờ họ san ủi, lấp đất, chẳng còn mảnh đất nào để làm ăn, ai cũng muốn về làng cũ để sống”, người đàn ông 70 tuổi tâm sự.

Hiện nay, đập Myitsone vẫn còn dang dở sau khi Tổng thống Thein Sein dội cho Trung Quốc gáo nước lạnh, kiên quyết tạm hoãn thi công trong ít nhất 5 năm. Thế nhưng số phận của Lapai và 1.200 dân làng khác lại trở nên lận đận khi kết cục của con đập vẫn chưa được định đoạt.

Đi đến đâu, dân ghét đến đó

Theo Chinadialogue, kể từ khi chính phủ dân sự lên nắm quyền ở Myanmar vào năm 2011, "thảm đỏ trước đây dùng để đón Trung Quốc đã bị giẫm lên". Quốc gia này trở thành một địa điểm khó khăn với các DN Trung Quốc khi trao đổi hàng hóa bị hạn chế và quan điểm chống Trung Quốc ngày càng lan rộng.

Vicky Bowman, Giám đốc Trung tâm trách nhiệm DN Myanmar, cựu Đại sứ Anh tại quốc gia này nói: “Myanmar đang ngày càng muốn thoát khỏi sự phụ thuộc Trung Quốc. Chính phủ đang mở cửa cho các DN phương Tây như một chính sách nhằm tăng cường sự đa dạng của hàng hóa trong nước”.

Beth Walker, tác giả bài viết về sự giận dữ của người dân Myanmar đối với Trung Quốc trên Chinadialogue nói: “Sự oán hận Trung Quốc đầy rẫy ở đất nước này. Khi đi vòng quanh Myanmar, tôi đã nói chuyện với rất nhiều người và họ cảm thấy Bắc Kinh đã chà đạp lên lợi ích của mình, dựng lên chế độ quân sự không được lòng dân và cướp phá tài nguyên thiên nhiên nơi đây”.

Myitsone, con đập trị giá 3,6 tỷ USD với sự đầu tư của Tổng Cty Điện Trung Quốc với tham vọng cho ra đời nhà máy công suất 6.000 MW, trở thành một trong số 15 đập thủy điện lớn nhất thế giới đã gặp phải rắc rối từ những ngày đầu tiên khởi công, năm 2009.

Các nhà hoạt động bảo vệ môi trường là những người đầu tiên lên tiếng phản đối việc xây dựng con đập khổng lồ này. Sông Irrawaddy là nguồn nước quan trọng nhất của Myanmar, hỗ trợ ngành chăn nuôi, thủy sản và cung cấp nước tưới cho vựa lúa phía hạ nguồn. Các chuyên gia đều nhận định "không cần đến một con đập to như vậy ở thượng nguồn sông Irrawaddy" và đề xuất thay bằng các con đập nhỏ hơn.

Không những vậy, người dân địa phương còn tiết lộ rằng, văn hóa mới là lý do chính khiến họ phản đối Trung Quốc xây đập Myitsone trên sông Irrawaddy chứ không phải là môi trường.

Đây là nơi rất thiêng liêng đối với những người Kachin trong khu vực, được coi là cái nôi sinh ra nền văn minh của người Myanmar. Dòng sông được nhắc đến trong những bài thơ, bài hát truyền thống của người dân địa phương, xuất hiện trong nhiều ngôi nhà, món ăn của Myanmar.

Một khi con đập được xây dựng, lòng hồ sẽ nhấn chìm 63 ngôi làng lâu đời trên tổng diện tích gần 77.000 ha, biến một trong những trung tâm văn hóa cổ xưa của Myanmar, nơi giao thoa của các dòng sông N'Mai và Mali thành biển nước.

Trong năm 2010, 10 quả bom do quân nổi dậy chế tạo đã phát nổ trong khu vực xây dựng đập, làm 1 công nhân Trung Quốc thiệt mạng, The Guardian cho biết. Thế nhưng, theo tờ báo Anh, Chính phủ Myanmar khi đó không muốn làm mất lòng đồng minh phương Bắc, đối tác thương mại lớn nhất của họ nên vẫn tiếp tục công việc xây dựng, bất chấp mong muốn của người dân.

Thậm chí, hàng chục nhà sư đã tổ chức biểu tình phản đối do dự án sẽ tịch thu hàng ngàn mẫu đất của họ và làm hư hỏng thánh địa Phật giáo Myanmar, nơi một nhà sư nổi tiếng đã qua đời vào năm 1923. Thế nhưng, những cuộc biểu tình của các nhà sư vẫn bị chính phủ quân sự đàn áp vào trong năm 2007.

Cho đến năm 2011, Tổng thống mới lên nắm quyền Thein Sein tuyên bố con đập sẽ bị ngừng xây dựng, ít nhất cho đến hết nhiệm kỳ của ông. Điều này đã khiến Trung Quốc phát điên nhưng họ không thể làm gì hơn ngoài chờ đợi. Bắc Kinh hiểu rằng khi cả Chính phủ và người dân Myanmar cùng phản đối thì họ ít có cơ hội để "nhắm mắt làm liều" trừ muốn chuốc lấy thiệt hại về kinh tế.

San sẻ lợi nhuận

Hiện nay, các DN Trung Quốc phải đối mặt với nhiều khó khăn ở thị trường Myanmar. Sự phản đối ngày càng sâu và rộng của người dân, bồi thường thiệt hại về môi trường, chia sẻ lại lợi nhuận với Myanmar và chấp nhận mất đi vị thế độc tôn ở quốc gia nhiều tiềm năng này.

Như đã từng nhắc đến trước đây, một trong số những lý do khiến người dân Myanmar không ưa các nhà đầu tư Trung Quốc là vì họ làm việc như "vơ vét tài nguyên về hết nước mình".

Con đập trên sông Irrawaddy nếu hoàn thành sẽ đem 90% công suất 6.000 MW điện của nó về Trung Quốc, đường ống kép dẫn thẳng dầu thô, khí đốt từ Ấn Độ Dương về Trung Quốc và mỏ đồng gần Monywa thì gần như đem đồng về cho nhà sản xuất vũ khí Norinco, một trong những DN nhà nước lớn nhất Trung Quốc.

Tháng 7/2013, đại diện phía Trung Quốc đã phải ngồi lại đàm phán với Myanmar về việc tiếp tục triển khai dự án mỏ đồng trữ lượng lớn ở Monywa trước đó bị gián đoạn trước sự phản đối của người dân địa phương vì bị mất đất trồng trọt.

Geng Yi, Tổng giám đốc của Wanbao, Cty con của Norinco làm nhiệm vụ khai thác mỏ tại Myanmar nói: “Chúng tôi đã bỏ ra 600 triệu USD vào đây trước khi dự án tạm ngưng và khi trở lại tổng số đầu tư sẽ là 997 triệu USD”.

Trước đây, hợp đồng đầu tư vào mỏ đồng này phía Trung Quốc sẽ được hưởng 49% lợi nhuận. Tuy nhiên, sau các cuộc biểu tình phản đối, một ủy ban đã được chính phủ Myanmar thành lập để đàm phán lại các điều khoản trong hợp đồng.

Theo đó, hợp đồng mới chỉ cho Trung Quốc hưởng 30% lợi nhuận, 51% được dành cho Chính phủ Myanmar và phần còn lại sẽ thuộc về Tập đoàn Holding Corp do Quân đội Myanmar sở hữu, đối tác cũ của Wanbao trong dự án này.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm