| Hotline: 0983.970.780

Công an để lọt người, lọt tội?

Thứ Năm 06/06/2013 , 10:25 (GMT+7)

Có thể nói cho đến nay, UBND huyện Yên Lạc vẫn chưa thực tâm làm đến cùng những sai phạm trong quá trình thực hiện dứ án Cụm công nghiệp làng nghề - Chợ sắt Tề Lỗ.

Sau hai loạt bài “Lãnh đạo UBND xã Tề Lỗ gian lận” và “Những quái chiêu thu hồi đất” được đăng trên NNVN, phản ánh việc trong quá trình thu hồi đất để thực hiện dự án Cụm công nghiệp làng nghề - Chợ sắt Tề Lỗ, lãnh đạo UBND xã Tề Lỗ (huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc) đã cố ý biến đất công ích thành đất quỹ I của dân để thu lợi bất chính; thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc và Công an huyện Yên Lạc đã vào cuộc.

>> Lãnh đạo UBND xã Tề Lỗ gian lận
>> Những “quái chiêu” thu hồi đất

Ngày 26/4/2013, cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Lạc đã khởi tố vụ án hình sự “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”, được quy định tại điều 165 BLHS, xảy ra tại Tề Lỗ.

Mới đây công an cũng đã khởi tố bị can đối với hai ông Nguyễn Kim Hữu, nguyên Chủ tịch UBND, nguyên Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND xã Tề Lỗ; Nguyễn Đức Dần, nguyên cán bộ địa chính xã Tề Lỗ, cũng với tội danh trên. Hiện Nguyễn Kim Hữu đã bị tạm giam.


Một góc cụm công nghiệp làng nghề - Chợ sắt Tề Lỗ

Tuy nhiên còn một số người như ông Nguyễn Ngọc Thế (hiện là Phó Chủ tịch UBND xã Tề Lỗ), tuy không có đất bị thu hồi, nhưng đã kê khai khống 25 thửa đất với tổng diện tích 3.700 m2, nhận khống của Nhà nước 111 triệu đồng. Ông Tạ Quang Hiếu, cán bộ tư pháp xã Tề Lỗ, cũng không có đất bị thu hồi, nhưng cũng kê khống 10 thửa đất với diện tích 3.170 m2, nhận khống 92 triệu đồng.

Các ông Nguyễn Ngọc Khu, thủ quỹ Ngân sách xã, nhận khống 88 triệu đồng; Trần Thanh Minh, cán bộ văn phòng UBND xã, nhận khống 48 triệu đồng;  Đào Xuân Qua, cán bộ địa chính xã, nhận khống 32 triệu đồng. Những người đó lẽ nào lại vô can? Không khởi tố bị can với những ông này, liệu có lọt người?

Thu lợi bất chính với số tiền gần 500 triệu đồng bỏ ngoài ngân sách, Nguyễn Kim Hữu giải trình rằng số tiền đó đã “chi vào công tác GPMB”. Nhưng cho đến nay, 260 triệu đồng trong số đó vẫn chưa giải trình nổi là chi vào những việc gì. Như vậy Nguyễn Kim Hữu phải chịu trách nhiệm về số tiền đó. Và hành vi này của Hữu có dấu hiệu cấu thành tội tham ô.

Còn việc ngày 31/8/2012, Nguyễn Kim Hữu nộp lại 260 triệu đồng chỉ là việc khắc phục hậu quả. Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Lạc mới chỉ khởi tố Hữu về hành vi “Cố ý làm trái...”, liệu có lọt tội?

Chưa hết, xung quanh việc thực hiện dự an cụm Công nghiệp làng nghề - Chợ sắt Tề Lỗ, cho đến nay vẫn còn rất nhiều chuyện mờ ám khiến nhân dân trong xã hết sức bức xúc. Trong bài báo “Những quái chiêu thu hồi đất”, chúng tôi đã nêu những “quái chiêu” trong việc chia chác đất dự án.

Đó là một số ông “quan xã” (các “quan huyện” có dự phần chia chác hay không, chúng tôi chưa đủ chứng cứ) không bị thu hồi một mét vuông đất nào, nhưng lại được thuê rất nhiều suất đất (mỗi suất 100 m2) thời hạn 50 năm, với cái giá rất bèo bọt là 55,5 triệu đồng, trong khi hàng chục hộ dân mất đất cho đến nay vẫn chưa được thuê.

Vợ chồng con cái ông Nguyễn Kim Hữu thuê tới 8 suất. Vợ chồng con cái Chủ tịch MTTQ xã Vũ Văn Lợi thuê tới 11 suất. Vợ chồng con cái ông Nguyễn Ngọc Khu, thủ quỹ Ngân sách xã thuê tới 8 suất...

Nhiều công dân xã Tề Lỗ đã hơn 1 lần có đơn đề nghị UBND huyện Yên Lạc làm rõ. Trong công văn số 721/UBND-TTCCN ngày 9/5/2013 trả lời 16 công dân xã Tề Lỗ, tuy lờ tịt việc này, nhưng UBND huyện Yên Lạc cũng đã phải thừa nhận: Một số “quan xã” Tề Lỗ thuê đất nhưng không sử dụng mà “chuyển nhượng” lại cho người khác.

Ông Nguyễn Kim Hữu thuê 2 suất để rồi chuyển nhượng lại 2 suất cho ông Lê Xuân Hải. Ông Vũ Văn Lợi đứng tên thuê 8 suất để rồi chuyển nhượng cả 8 suất cho ông Tạ Văn Hùng...

Một số người dân cho biết, cứ mỗi suất đất “chuyển nhượng” như vậy, họ lãi hàng trăm triệu đồng. Tuy chưa có điều kiện xác minh, nhưng chúng tôi tin rằng những “quan xã” đó chẳng ai “rỗi hơi” để đi thuê rồi lại “chuyển nhượng” nguyên giá cho người khác, nhất là giai đoạn 2004-2010, đất làng nghề Tề Lỗ đang ở đỉnh cao của cơn “sốt”.

Có thể nói cho đến nay, UBND huyện Yên Lạc vẫn chưa thực tâm làm đến cùng những sai phạm trong quá trình thực hiện dứ án Cụm công nghiệp làng nghề - Chợ sắt Tề Lỗ.

Một điều khác cũng khiến người dân Tề Lỗ bức xúc không kém: Tuy việc thuê đất của dự án đã kết thúc vào năm 2004, nhưng qua kiểm tra, thấy đến năm 2009 vẫn còn 80 hộ được xã cho thuê. Điều này được ông Nguyễn Ngọc Khu, thủ quỹ Ngân sách xã giải thích là: 80 hộ đó thuê đất từ năm 2004, nhưng ông... ghi nhầm là năm 2009. Thế mà UBND huyện cũng tin.

Bà Nguyễn Thị Phương, công dân thôn Giã Bàng xã Tề Lỗ, không giấu được nỗi bất bình: Nhầm lẫn là chuyện bình thường. Nhưng có ghi nhầm thì cũng chỉ nhầm đến một, hai hộ là cùng, chứ ghi nhầm đến 80 hộ, với tổng diện tích trên 15.000 m2 đất thì không ai tin.

Mà nhầm dân thường không nhầm, lại toàn nhầm con em cán bộ. Huyện có bênh, có bao che cho xã thì cũng phải bao che cho nó tế nhị, kín đáo, chứ trắng trợn đến mức ấy thì không ai có thể chịu nổi nữa.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm