| Hotline: 0983.970.780

Công an xã bắt nghi can giật dây chuyền tại lễ hội

Thứ Sáu 29/06/2012 , 11:58 (GMT+7)

Công an xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới đang tạm giữ Huỳnh Hữu Hải (20 tuổi, ngụ khóm Đông Thạnh 2, phường Mỹ Phước, TP. Long Xuyên) để điều tra làm rõ hành vi “Cướp giật tài sản”.

Ngày 28/6, công an xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang vẫn đang tạm giữ Huỳnh Hữu Hải (20 tuổi, ngụ khóm Đông Thạnh 2, phường Mỹ Phước, TP. Long Xuyên, An Giang) để điều tra làm rõ hành vi “Cướp giật tài sản”.

Theo trình bày của chị Đỗ Thị Kim Chi (39 tuổi, ngụ xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang), lúc 19h ngày 27/6, chị đi lễ hội ở xã An Thạnh Trung, khi vừa tới cổng dinh thì bị một nhóm thanh niên xông vào chen lấn, rồi một thanh niên đứng chặn đường và nhìn chằm chằm vào mặt tôi. Thấy lạ và sợ bị cướp giật nên hỏi “sao lại chặn đường tôi”. Chưa dứt lời thì có người phía sau xô mạnh làm tôi chúi về phía trước. Tập tức, tên đứng trước mặt với tay giật sợi dây chuyền 5,5 chỉ vàng trên cổ tôi nhưng tôi đã nhanh tay chộp được tay hắn giữ lại, hắn liền dùng tay kia đấm 2 cái vào mặt khiến tôi tối tăm mặt mũi.

Chị Đặng Thị Hoàng Yến (17 tuổi), người chứng kiến từ đầu vụ việc cho biết, lúc bà Chi bị giật dây chuyền, có 2 thanh niên, một mặc áo đen, một mặc áo sọc đỏ dang tay đứng chắn ngay trước mặt bà Chi, còn tên cướp dùng 2 tay cố gạt những người xung quanh để lấy lối thoát ra ngoài đồng thời vừa đi vừa mặc thêm chiếc áo sơ mi. Lúc đó tôi chạy lại đỡ bà Chi rồi cùng công an xã đuổi bắt được tên giật dây chuyền.

Tuy nhiên, đối tượng Huỳnh Hữu Hải vẫn một mực không nhận chính mình là người cướp giật. Vụ việc đang được cơ quan công an điều tra, làm rõ.


Nghi can giật giây chuyền tại trụ sở công an xã An Thạnh Trung.

 

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm