| Hotline: 0983.970.780

Công bố kết luận về những vi phạm của chùa Bồ Đề

Thứ Ba 19/08/2014 , 15:27 (GMT+7)

Tại thời điểm kiểm tra, chùa Bồ Đề không đủ điều kiện để thành lập cơ sở bảo trợ xã hội, chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép và cũng không thực hiện đúng quy định khi tiếp nhận, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi.

Ngày 19/8, Đoàn kiểm tra liên ngành thuộc UBND TP.Hà Nội và UBND quận Long Biên đã có kết luận kiểm tra hoạt động quản lý, nuôi dưỡng trẻ em và các đối tượng bảo trợ xã hội tại chùa Bồ Đề (phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP Hà Nội) được tiến hành trong 3 ngày (5,6 và 7/8) vừa qua.

Tại thời điểm kiểm tra, có 135 đối tượng bảo trợ xã hội (trong đó trẻ em dưới 6 tuổi là 55 bé; trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi là 37 bé; người tàn tật trên 16 tuổi, người cao tuổi thuộc nhóm đối tượng bảo trợ xã hội là 34 người và 9 trường hợp người cơ nhỡ xin tá túc).

Kết luận về nuôi dạy trẻ, người cơ nhỡ của cơ quan chức năng đối với chùa Bồ Đề.
Kết luận về nuôi dạy trẻ, đối tượng cơ nhỡ của cơ quan chức năng đối với chùa Bồ Đề.

Quá trình kiểm tra làm rõ cho thấy, 100% trẻ trong độ tuổi dưới 6 tuổi đều chưa được đi học tại các cơ sở giáo dục theo quy định. Có 18 trẻ trong độ tuổi từ từ 6 đến 16 tuổi được đi học thường xuyên; 6 trẻ chuẩn bị vào lớp 1; 13 trẻ không đi học, đa phần do bệnh lý. 

Cùng đó, trong tổng số 92 trẻ tại chùa thì có đến 80 trẻ chưa được đăng ký khai sinh ( cụ thể: 47 trẻ bị bỏ rơi và 33 trẻ lang thang cơ nhỡ, được gia đình gửi vào chùa).

Ngoài ra, đối chiếu với hồ sơ quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước, có 21 trẻ em và 3 người già có tên trong hồ sơ nhưng không có mặt tại chùa.

Làm rõ sau xác minh cho thấy, đã có 3 người già và 5 trẻ em đã được đưa vào Trung tâm bảo trợ xã hội; 13 trẻ em hiện được gia đình nuôi dưỡng; 1 trẻ em được nhận làm con nuôi và 2 trẻ em đang được nuôi dưỡng tại chùa khác.

Về việc chăm nuôi trẻ em và các đối tượng bảo trợ xã hội, đoàn kiểm tra xác định, việc phối hợp của nhà chùa với chính quyền địa phương trong quản lý nhân hộ khẩu chưa nghiêm túc, không tự giác khai báo những di biến động về số trẻ em và đối tượng bảo trợ xã hội.

Hơn nữa, việc quản lý các đối tượng bảo trợ xã hội tại chùa Bồ Đề chưa chặt chẽ, rõ ràng. Cụ thể, đối với những trẻ em bị bỏ rơi; có trường hợp trụ trì nhà chùa chưa khai báo với cơ quan chức năng địa phương để tiến hành các thủ tục pháp lý theo qui định.

Về một số qui định khác, chùa Bồ Đề cũng vi phạm. Cụ thể là diện tích ở trung bình mỗi người tính theo mét vuông không đủ so với quy định; nhà bếp đơn giản, sơ sài; không đảm bảo công tác vệ sinh; phòng tránh côn trùng… Đặc biệt, không có người có chuyên môn nghiệp vụ về y tế, chuyên môn chăm sóc, bảo trợ xã hội đối với những đối tượng tại chùa.

Nhiều nội dung vi phạm của chùa Bồ Đề được làm rõ.
Nhiều nội dung vi phạm của chùa Bồ Đề được làm rõ.

 

Tại thời điểm kiểm tra, chùa Bồ Đề không đủ điều kiện để thành lập cơ sở bảo trợ xã hội, chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép và cũng không thực hiện đúng quy định khi tiếp nhận, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi. 

Như đã thông tin trước đó, về “nghi án” mất tích 11 cháu bé tại chùa Bồ Đề, đến nay, CQĐT vẫn đang tiếp tục điều tra và đang làm việc với một số người liên quan để xác minh làm rõ danh sách 11 cháu bé trong nghi án “mất tích” nên chưa thể có kết luận cuối cùng về việc này.

Được biết, những thông tin liên quan tiếp theo về vụ việc xảy ra tại chùa Bồ Đề sẽ được tiếp tục thông báo trong cuộc họp giao ban Thành uỷ TP Hà Nội vào chiều hôm nay 19/8.

 

(dantri.com.vn)

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm