| Hotline: 0983.970.780

Công “cá cảnh”

Thứ Sáu 13/02/2015 , 06:15 (GMT+7)

Với sở thích và kinh doanh cá cảnh, thanh niên Nguyễn Thành Công (SN 1990) ở phường 1, TP Đông Hà, Quảng Trị đã khơi dậy thú chơi tao nhã cho những người cùng đam mê ở xứ sở gió Lào, cát trắng.

Cái duyên đến với nghiệp cá cảnh của Công thật tình cờ. Năm 2012, Công tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin (ĐH Phú Xuân, TP Huế) rồi trở về quê.

Trong khi tìm việc làm, Công dựng tạm quầy bán cá cảnh mini chỉ với một bể kính 40 cm và 20 con cá số vốn  vỏn vẹn không quá 300 nghìn đồng.

Với ý định thoả niềm đam mê ngắm cá cảnh, không ngờ trong ngày đầu tiên “mở hàng” Công đã bán hết số cá trên. Sau đó, suốt 1 tháng liền, số lượng cá Công bán ra không thoả mãn nhu cầu người mua, nhiều người liên tục gọi điện đặt hàng với số lượng lớn.

Lúc này Công đã có ý định mở rộng mô hình kinh doanh của mình trở nên quy mô. Để thực hiện điều đó, Công dành thời gian nghiên cứu kiến thức về đặc điểm của từng loại cá cảnh.

Đặc biệt ở Đông Hà, nhu cầu người chơi cá cảnh rất lớn nhưng chưa có một cửa hàng kinh doanh cá cảnh chuyên nghiệp, mà chỉ có cửa hàng nhỏ lẻ với các loại cá phổ biến như cá vàng, chép đỏ…

Hiểu được điều đó, Công liền chia sẻ, thuyết phục gia đình về ý tưởng mở rộng việc kinh doanh của mình. Sau đó Công dành hơn 1 tháng trời vào tìm hiểu, đặt cá cảnh ở Hà Nội, Khánh Hòa, TP.HCM...

Với nền tảng kinh doanh ban đầu cộng với vốn kiến thức về lai tạo, chăm sóc nuôi dưỡng cá, Công sử dụng toàn bộ khuôn viên diện tích căn nhà làm nơi kinh doanh.

Công nói: “Lúc đầu mình không vội vàng nuôi giống cá lạ, mà chỉ bán các giống dễ nuôi như cá vàng, cá bảy màu, sọc ngựa… Vừa bán vừa khảo sát nhu cầu khách hàng. Khi đã nắm được nhu cầu của người chơi, mình liền nhập về các giống cá mới như cá rồng, la hán, sam, hổ, dĩa, chép Koi…”.

Từ chỗ nắm bắt thị hiếu khách hàng, người chơi cá cảnh đến với cửa hàng của Công tăng rất mạnh, nhiều người còn liên tục gọi đặt hàng.

Đây không chỉ là mối hàng về các giống cá quý, hiếm duy nhất tại Quảng Trị mà thái độ phục vụ khách hàng tận tình của ông chủ trẻ 9X khiến nhiều người rất tin tưởng. Biệt danh Công "cá cảnh” là cái tên của giới chơi cá cảnh tại Quảng Trị đặt cho anh từ đó.

Sau hơn 2 năm hoạt động, Công đã mở rộng 2 cơ sở bán cá cảnh. Anh còn làm dịch vụ cung ứng bể cá cảnh thuỷ sinh, cắt dán bể kính và các loại máy móc phụ kiện, thức ăn, thuốc men phù hợp với từng loại cá nhập về.

15-50-10_nh-4
Công chăm sóc cá cảnh

Đời sống của con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu chơi cá cảnh ở Quảng Trị không ngừng được mở rộng là điều kiện cho Công "cá cảnh" và nhiều người cùng chung đam mê trên con đường chinh phục những khó khăn, thử thách mới trong việc gây dựng thú chơi cá cảnh chuyên nghiệp.
Và Công cũng “bật mí” về điều mà trước đây chỉ dám nghĩ trong mơ, đó là việc lập thủ tục trở thành Cty cá cảnh Thành Công để ngày càng chuyên môn hóa các khâu SX, kinh doanh, qua đó sẽ tạo lập một thương hiệu cho nghề tưởng như “làm chơi ăn thật” này.

Có loài cá rồng quý hiếm như Quá bối, Huyết long được mệnh danh là “vua cá cảnh” rất kén người chơi, bởi quy trình chăm sóc kỹ lưỡng; giá cả lên đến hàng chục triệu đồng, nhưng khi Công nhập về vẫn đắt khách.

Tiếng tăm của Công khiến người chơi cá cảnh ở Quảng Trị cũng đều biết đến, thậm chí các cửa hàng cá cảnh ở các huyện Gio Linh, Hướng Hoá, Hải Lăng, Triệu Phong… và một số tỉnh lân cận như Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế đều nhập hàng của anh. Việc kinh doanh thuận lợi đã đem đến doanh thu cho anh trên dưới 50 triệu đồng/tháng.

Với kết quả hiện tại, Công đã chứng minh được cho gia đình và bạn bè thấy được sự lựa chọn đúng đắn trong con đường mình đã chọn.

Với ý thức từ sự tự tin, đam mê và vốn kiến thức học hỏi, đây cũng là bí quyết mà chàng trai trẻ 9X muốn gửi đến những người bạn đồng trang lứa trong việc lựa chọn cho mình những ước mơ khi đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời.

Chia sẻ về dự định trong thời gian tới Công nói: “Với sự hỗ trợ từ gia đình, sắp tới mình sẽ đi học tập kinh nghiệm việc nuôi bán các loại cá cảnh biển. Đây cũng là thú chơi cá chưa có ở Quảng Trị vì những lý do phức tạp của cách chơi cá biển. Tuy nhiên mình tin rằng với nhu cầu và thị trường còn rất lớn tại địa phương thì nếu quyết tâm thực hiện việc này không khó”.

Anh Nguyễn Tân Vinh (45 tuổi, một người chơi cá cảnh lâu năm tại Quảng Trị) nói: “Trước đây, thị trường chơi cá cảnh ở Quảng Trị còn khá mới mẻ, thú chơi cá chuyên nghiệp hầu như chưa có. Việc Công mở ra mô hình chăm sóc và kinh doanh các loại cá mới này khiến cho anh em trong giới cá cảnh ở đây rất phấn khởi vì có nơi để giao lưu, buôn bán và luôn cập nhật những loại cá mới ở nhiều nơi trên cả nước”.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm