| Hotline: 0983.970.780

Công lớn nhờ dân

Thứ Năm 20/11/2014 , 09:17 (GMT+7)

Là 1 trong 6 xã được UBND tỉnh Long An chọn làm xã điểm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2011-2013, đến nay, Dương Xuân Hội là xã đầu tiên hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM.

CHUNG TAY, CHUNG SỨC

Đến xã Dương Xuân Hội, huyện Châu Thành trong những ngày này chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những đổi thay của một vùng quê thuần nông trước đây phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng nay đã là xã NTM.

Người dân Dương Xuân Hội hôm nay đã khác hẳn, xóm làng rộn ràng như mở hội với tiếng cười nói vui tươi suốt ngày. Nhiều người không giấu vẻ tự hào khi xã mình được công nhận là xã NTM đầu tiên của tỉnh.

Đặc biệt kinh tế hộ khá lên cũng chính nhờ cây thanh long có giá trị kinh tế lớn và góp phần quan trọng giúp địa phương sớm về đích NTM.

Ông Lê Đắc Vinh, nông dân trồng thanh long ruột đỏ đầu tiên và thành công ở ấp Mỹ Xuân, xã Dương Xuân Hội phấn khởi chia sẻ: “Nhờ có cây thanh long mà gia đình tôi và nhiều bà con ở đây khá lên, đến nay không còn phải lo cái ăn cái mặc như trước nữa.

Cũng nhờ đó mà chúng tôi sẵn sàng chung tay góp sức cùng đóng góp với chính quyền địa phương để xây dựng xã NTM được khang trang như hôm nay”.

Nhớ lại những ngày đầu bắt tay vào xây dựng NTM, bà Lê Thị Kim Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã Dương Xuân Hội, tâm sự: “Vài năm trở lại đây bộ mặt nông thôn của xã chúng tôi đã thay da đổi thịt. Những con đường mịt mù bụi đất ngày nào bây giờ đã thành những con đường nhựa, bê tông phẳng lì, chạy thẳng vào các thôn xóm, len lỏi qua các vườn thanh long.

 Điện, nước theo đó cũng “chạy” theo khiến cho đời sống bà con từng ngày khá lên, công tác vận động người dân chung tay xây dựng NTM của xã cũng rất thuận lợi”.

Hiện trong xã chỉ còn vài hộ nghèo nhưng chính quyền địa phương cũng đang tập trung giúp đỡ xóa nghèo cho các hộ. Thu nhập bình quân đầu người hiện nay khoảng 46 triệu đồng/người/năm.

Đặc biệt, khi xã triển khai thực hiện các công trình xây dựng nông thôn thì người dân ủng hộ rất nhiệt tình. Thậm chí, không chỉ đóng góp tiền bạc, công sức, mà bà con còn sẵn sàng hiến đất để xây dựng các công trình công ích.

Cụ thể những con đường ở ấp Vĩnh Xuân A đến nay đã được bê tông hóa 100% là nhờ vào công sức, đóng góp của nhân dân.

Gia đình anh Lê Văn Núi, ngụ ấp Vĩnh Xuân A, là một trong những hộ hiến nhiều đất nhất cho dự án đường giao thông nông thôn, chia sẻ: “Với người dân chúng tôi cũng nhận thức được xây dựng NTM là chủ trương lớn của Nhà nước, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân. Do vậy, tôi tự nguyện hiến đất để ủng hộ chủ trương này, xem đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của mình”.

Chính từ việc góp công, góp của vào công cuộc xây dựng NTM mà người dân nơi đây cảm nhận sâu sắc và tự hào về sự thay đổi của mảnh đất quê hương.

“Cuộc đời dân nghèo chúng tôi xưa kia ăn còn không đủ chứ đâu dám mơ ước đến cuộc sống đẹp tươi như bây giờ. Nhờ có Chương trình xây dựng NTM mà bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Giờ đây đường sá rộng rãi giúp đi lại dễ dàng, thuận tiện cho con cháu đến trường, nông dân đi ruộng cũng khỏe hơn”, ông Thành, nông dân Vĩnh Xuân A phấn khởi nói.  

NÂNG CAO MỨC SỐNG

Từ những đóng góp của người dân, hiện trên địa bàn xã đã đầu tư bê tông và nhựa hóa giao thông gần như khép kín. Đến nay, xã Dương Xuân Hội đã đạt được 19/19 tiêu chí xây dựng NTM và chính thức được công nhận xã NTM trong tháng 7 vừa qua. 

Theo bà Lê Thị Kim Thủy, từ nhiều năm nay, nhờ cây thanh long khiến thu nhập của người dân trong xã ngày một khá hơn, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong quá trình xây dựng NTM.

17-24-40_nh-3
Giao thông thuận tiện cho vùng sản xuất thanh long

Đến nay, đời sống người dân đã thực sự thay đổi theo hướng ngày một tốt hơn. Có được thành thành công đó chính nhờ sự đồng thuận từ phía người dân trong xã, góp phần làm nên tất cả.

“Dương Xuân Hội vinh dự là xã hoàn thành xây dựng xã NTM đầu tiên của tỉnh Long An. Đạt được những kết quả trên, ngoài nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, không thể thiếu sự hưởng ứng nhiệt tình và đóng góp của người dân.
Trong tổng số vốn gần 4,5 tỷ đồng đầu tư cho 4 công trình giao thông nông thôn, có gần 2,2 tỷ đồng do người dân đóng góp. Không chỉ góp tiền, nông dân trong xã còn sẵn sàng hiến gần 25.000 m2 đất làm đường giao thông...”, ông Nguyễn Văn Thình nói.

“Điều khó nhất ở vùng trồng thanh long chính là việc bảo vệ môi trường. Lâu nay nông dân vẫn quen sử dụng phân chuồng chăm bón nên giờ rất khó vận động bà con sử dụng nguồn phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất để giảm thiểu ô nhiễm”, bà Thủy cho hay.

Để thay đổi dần tập quán canh tác sạch, chính quyền xã Dương Xuân Hội đã phải tổ chức tuyên truyền vận động bà con nâng cao ý thức xây dựng NTM thông qua 41 Tổ an ninh trật tự nông thôn.

Do vậy, người dân trong xã đến nay đã có những biến chuyển đáng kể về ý thức bảo vệ môi trường và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả.

Chạy xe quanh địa bàn xã, chúng tôi chứng kiến những vườn thanh long đỏ rực màu quả chín. Đường vào xóm ấp nay đã trải nhựa, bê tông sạch sẽ, những chuyến xe ngược xuôi chở thanh long đi giao cho các vựa.

Gặp chúng tôi, ông Cao Văn Cư, một nông dân có thâm niên trong nghề trồng thanh long vui vẻ cho biết: “Sở dĩ đường giao thông liên xóm ấp chúng tôi phải làm rộng rãi thế này vì chỉ nay mai thôi bà con sẽ sắm xe hơi chạy tận vào nhà.

Do vậy, các hộ dân đã tự nguyện đóng góp thêm kinh phí để xin được mở rộng thêm đường hẻm để sẵn sàng chờ “rinh” xe hơi về đấy”.

Ông Nguyễn Văn Thình, Bí thư Đảng ủy xã Dương Xuân Hội, cho biết: Tuy hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM nhưng nhiệm vụ của chính quyền xã vẫn còn rất nặng nề. Xã vẫn phải tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân…

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm