| Hotline: 0983.970.780

Công nghệ chia rẽ tình cảm gia đình

Thứ Năm 26/05/2016 , 06:22 (GMT+7)

Chị bắt đầu cảm thấy gia đình xa cách từ khi chồng chị ăn nên làm ra. Nhất là những năm gần đây, khi mà anh mua cho các con điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop, kể cả máy tính bàn.

Chị không phủ nhận sự tiện ích của công nghệ nhưng chị thấy chồng mình hơi vội vàng khi cho con sử dụng sớm quá. Chúng còn quá nhỏ, một đứa 9 tuổi và một đứa 13 tuổi thôi. Máy tính bàn thì chị còn chấp nhận được vì con chị cần phải học môn Tin học trong nhà trường. Mà chúng nào có học hành chi đâu.

Cô con gái lớn cứ ngồi vào máy tính bàn nói rằng luyện tập tin học nhưng thực chất chơi game, chat với bạn bè trên Facebook. Mà chồng chị cũng ngộ, thay vì hạn chế cho con lo học hành thì anh cho chúng chơi thả cửa. Anh còn thường xuyên cài đặt thêm nhiều trò chơi mới trong  máy tính để con có thể thay đổi gu giải trí.

Ừ thì học cần phải khuây. Nhưng con trẻ nào có điểm dừng. Chúng thích khám phá những điều mới lạ và dễ sa đà vì suy nghĩ chưa chín chắn. Vì thế mà các game chiến thuật, phiêu lưu mà anh tải về đều được hai con hưởng ứng nhiệt liệt đến… quên ăn, quên học và cả quên ngủ. Nhất là thằng út, cứ lén không có mẹ ở nhà là dán mắt vào màn hình máy tính với trò bắn ma, bắn gà và bắn ếch.

Chị góp ý, la rầy con thì anh bảo: “Thôi kệ đi em, con nít đứa nào mà không mê game. Anh người lớn cũng nghiền nè. Miễn sao hai đứa nó học lên lớp là được”. “Lên lớp là được?”, chị thảng thốt như thế khi anh quá lạc quan, chủ quan về việc học của con. Thậm chí anh chẳng động viên con học cho giỏi, tốt mà chỉ cần đủ điểm trung bình để lên lớp. Chị chán ngán nên mặc kệ vì trong nhà giờ ba cha con là một phe, còn chị lẻ loi.

Trong các bữa ăn, nhiều lúc chị muốn hét toáng lên rằng: “Các con mau dẹp điện thoại mà lo ăn cơm đi”. Nhưng nghĩ lại câu ông bà mình bảo “trời đánh còn tránh bữa ăn” nên chị bỏ qua. Vả lại, chính chồng chị còn dán mắt vào màn hình điện thoại để trò chuyện với bạn bè trên Zalo rồi cười khục khặc. Hỏi thế làm sao mà chị dạy dỗ hai con được.

Chị đã gửi gắm cả nghệ thuật, tình cảm của mình vào bữa cơm tối. Bữa ăn hiếm hoi trong ngày có mặt đầy đủ các thành viên. Vậy mà chẳng ai thèm quan tâm, góp ý rằng thức ăn ngon hoặc chưa ngon, canh mặn hay nhạt, cơm khô hay nhão. Ba người cứ chằm chằm nhìn vào màn hình điện thoại. Vừa ăn vừa trao đổi tin nhắn trên Zalo. Chẳng ai thèm nói với ai tiếng nào.

Thói quen ăn cơm dùng đũa cũng dần biến mất. Bữa cơm dọn ra chỉ có mình chị là dùng chén với đũa, còn anh và hai con thì dùng tô, hoặc đĩa để tiện tay lướt web trên điện thoại. Thằng út mới tí tuổi đầu mà đã có vài trăm bạn trên Facebook khiến nó trả lời tin nhắn đến mỏi tay. Mà phải chi bạn bè cùng trang lứa, cùng lớp cũng tạm chấp nhận. Đằng này đa số là các tài khoản có độ tuổi từ 15-20 tuổi mới đáng bàn.

Chồng chị nhăn nhó bảo: “Em quê quá! Làm bạn bè thôi thì đã sao nào? Cho nó mở mang kiến thức, học cách xã giao để sao này không phải rụt rè, sợ sệt”.

Triết lý của anh thật thực tế. Nhưng rõ ràng cạm bẫy trên mạng đầy rẫy, trong khi một thằng bé 9 tuổi với đầu óc non nớt nào có lường trước được hậu quả ra sao. Chị thở dài sau mỗi bữa ăn. Nhìn thấy con đưa chân bước từng bậc thang mà mắt nhìn vào điện thoại khiến chị cảm thấy ái ngại. Chị lo chúng nó sẽ đi sai đường khi không sáng mắt.

Những lần cả nhà đi du lịch, trong khi chị và chồng khênh đồ đạc lên ô tô thì hai con lại mải mê với trò chơi trên máy tính bảng. Suốt hành trình, chẳng ai thèm nói với ai câu nào. Có chăng là những câu hỏi - đáp vô hồn: Con ăn chút gì đi; Dạ con chưa đói; Thằng út uống chút nước đi con; Để đó đi, con chưa khát… Chẳng ai nhìn ai.

Kể cả chồng chị cũng như hai đứa nhỏ, mê chơi game đến độ quên mất đây là buổi họp mặt gia đình. Chỉ đến khi có ba mẹ chồng đi theo, họ lên tiếng bảo “ngưng” thì “mấy con nghiện” công nghệ mới chịu tắt máy.

Chị nhớ hồi trước, lúc gia đình còn khó khăn, dù những lần đi du lịch xa hiếm hoi nhưng khoảnh khắc đó không bao giờ quên. Cả nhà cười nói vui vẻ. Cùng nhau tham gia các trò chơi thực tế mang tính đồng đội xuyên suốt hành trình. Chị, chồng và hai con hạnh phúc bên nhau, chăm sóc nhau, gắp thức ăn cho nhau. Những tấm hình chụp chung dù kém chất lượng (độ phân giải của máy ảnh thấp) nhưng qua đó cho thấy cả nhà yêu thương nhau đến nhường nào.

Giờ ai cũng có một cái máy, cứ thích là tự selfie (tự chụp một mình). Những nụ cười trìu mến, tha thiết của gia đình trong quá khứ làm chị đau đáu. Chị sợ với hình ảnh ngày càng xa cách như thế này, liệu tổ ấm có đủ củi để sưởi lâu dài?

Bạn bè bảo chị có một mái ấm hạnh phúc. Chồng đi làm thì vội vàng về nhà dùng cơm cùng gia đình. Con cái ngoan ngoãn, không la cà, học hành đàng hoàng. Chị cười, nụ cười héo hon. Chỉ có người trrong cuộc mới hiểu được. Nhiều lần chị nghĩ, giá như mình nghèo khó như ngày xưa có lẽ sẽ tốt hơn.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất