| Hotline: 0983.970.780

Công tác DĐĐT ở Ứng Hòa

Thứ Hai 01/07/2013 , 10:14 (GMT+7)

Tính đến ngày 31/5, toàn huyện đã dồn điển đổi thửa (DĐĐT) được trên 1.500 ha đất nông nghiệp, đạt trên 100% kế hoạch đề ra.

Theo ông Nguyễn Văn Xuyên, Bí thư Huyện ủy huyện Ứng Hòa (Hà Nội), tính đến ngày 31/5, toàn huyện đã dồn điển đổi thửa (DĐĐT) được trên 1.500 ha đất nông nghiệp, đạt trên 100% kế hoạch đề ra.

Bên cạnh những kết quả khá tốt, tại một số địa phương như xã Vạn Thái, diện tích đất DĐĐT ở vẫn dừng lại ở con số 0. Ông Nguyễn Văn Ninh, Trưởng ban xây dựng NTM xã Vạn Thái, thừa nhận, công tác DĐĐT ở đây đang hết sức khó khăn do một bộ phận người dân chưa hiểu, chưa đồng tình.

Mới đây, ông Nguyễn Công Soái, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cùng Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt đã có buổi kiểm tra, làm việc với huyện Ứng Hòa về tiến độ xây dựng NTM tại đây.


Hầu hết người dân xã Vạn Thái chưa đồng ý với chính sách DĐĐT

Báo cáo với đoàn kiểm tra, ông Nguyễn Văn Xuyên cho biết, về việc thực hiện các tiêu chí, kết quả chung toàn huyện đạt được như sau: Có 7 tiêu chí đạt, 3 tiêu chí cơ bản đạt, 9 tiêu chí chưa đạt. Trong các tiêu chí, tiêu chí quy hoạch được đặt lên hàng đầu và hoàn thành nhanh nhất. Tại xã điểm Đồng Tân, đến nay, 16/19 đã được xã này hoàn thành. Ba tiêu chí là thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập hiện đang trong quá trình phấn đấu.

Theo ông Xuyên, Đồng Tân sẽ tăng tốc, phấn đấu đạt 19/19 tiêu chí trong năm 2013. 25 xã còn lại cơ bản đạt từ 10-15 tiêu chí. Hai xã có tiến độ chậm nhất là Sơn Công và Hồng Quang, đến nay mới đạt từ 7-9 tiêu chí.

Bí thư Đảng ủy xã Trung Tú Nguyễn Hải Truyền cho biết, sau 2 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, đến nay xã đã đạt 13/19 tiêu chí, 6 tiêu chí còn lại sẽ phấn đấu hoàn thành vào năm 2015. Để phát triển sản xuất, xã Trung Tú đã mạnh dạn chuyển đổi 280 ha đất lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản mà cụ thể là nuôi tôm. Đến nay, mô hình này phát triển khá tốt, là mô hình điểm của nhiều địa phương trong phát triển kinh tế.

Từ xã Trung Tú, đoàn kiểm tra còn đi thăm vài mô hình nuôi lợn nái của xã Vạn Thái. Ông Nguyễn Văn Ninh, Trưởng ban xây dựng NTM xã Vạn Thái, cho biết, công tác DĐĐT tại đây đang gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là người dân chưa nhất trí với chính sách DĐĐT của chính quyền xã. Theo kế hoạch, năm 2013, xã Vạn Thái phải hoàn thành công tác DĐĐT cho 210 ha đất nông nghiệp. Tuy nhiên, đến hết tháng 6/2013, diện tích đất được DĐĐT vẫn là con số 0 tròn trĩnh. Lí giải về điều này, ông Ninh cho rằng, nguyên nhân là do công tác tuyên truyền cho người dân còn chưa đủ tầm, thiếu sáng tạo, hệ thống chính trị, MTTQ, các đoàn thể trong xã vào cuộc chưa quyết liệt. Trong khi đó, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế.

Để tìm hiểu thực hư câu chuyện DĐĐT ở xã Vạn Thái, chúng tôi đã có cuộc khảo sát nho nhỏ với những người nông dân đang sản xuất trên cánh đồng. Khi chúng tôi hỏi về chính sách DĐĐT, vợ chồng anh H (thôn Nội Xá) vừa phun thuốc trừ ốc vừa lắc đầu, cái gì chứ DĐĐT là chúng tôi không đồng ý, ruộng của chúng tôi tốt như thế này, việc gì phải đổi cho rắc rối.

Sang mảnh ruộng bên cạnh, có khoảng trên chục người đang cặm cụi cấy lúa nhưng không ai chịu trả lời. Phải đứng “năn nỉ” 30 phút, một nông dân tên Thảo tại đây mới chịu để chúng tôi bắt chuyện. Chị Thảo cho biết, hiện nhà chị đang trồng 7 sào lúa trên 4 mảnh, có mảnh cách nhau cả cây số. Chúng tôi hỏi sao ruộng manh mún thế sao lại không muốn DĐĐT, gieo cấy cho tiện, chị Thảo bảo, thôi cứ để đấy, bao năm nay chúng tôi gieo cấy như thế quen rồi. Chị Thảo e sợ, khi tiến hành DĐĐT, lỡ nhận được mảnh ruộng xấu, ruộng cao mất nước thì… có mà toi. Hỏi thêm một hộ nữa, câu trả lời chúng tôi nhận được vẫn chỉ là “không” và những cái lắc đầu. Có nghĩa là, đến nay, người dân xã Vạn Thái vẫn chấp nhập sản xuất trên những mảnh ruộng may mún, không máy gặt cũng chẳng máy cấy.

Ông Ninh cho biết, chính quyền xã giờ chỉ biết tuyên truyền, vận động người dân hiểu được lợi ích từ việc DĐĐT nói riêng và xây dựng NTM nói chung. Từ đó tiến hành xây dựng NTM theo đúng tiến độ.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm