| Hotline: 0983.970.780

Công trình biogas đa mục đích

Thứ Năm 25/12/2014 , 08:11 (GMT+7)

Với sự tiến bộ của khoa học - công nghệ, khí biogas đã trở thành nguồn năng lượng quý giá để vận hành các thiết bị điện, giảm điện năng tiêu thụ./ Biogas thay điện lưới

Anh Lại Ngọc Khánh, xóm 12, là người đầu tiên của xã Nghĩa An, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định áp dụng công nghệ hầm biogas bằng vật liệu composite (thể tích 9 m3) do Cty TNHH Môi trường Thái Bình Xanh lắp đặt. Công trình này có sự hỗ trợ 3 triệu đồng từ dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp (vốn vay của ADB).

Anh Khánh chia sẻ: "Trước đây, khi chưa có hầm biogas, phân do 40 con lợn thải ra xả thải ra nền chuồng rất mất vệ sinh và không được dọn rửa thường xuyên. Đặc biệt là mùi hôi thối bốc lên khiến cả khu dân cư bức xúc.

2 tháng trước, tôi đăng ký xây hầm biogas theo dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp và được tập huấn kỹ thuật rất kỹ lưỡng về kỹ thuật sử dụng hầm biogas. Chỉ 7 ngày sau khi lắp đặt hầm chứa, hệ thống dẫn khí, tôi đã có gas để phục vụ đun nấu cơm nước, cháo lợn và rượu.

Ban đầu, sử dụng khí gas không hết rất lãng phí. Tôi sẽ mua bình nước nóng biogas. Tốc độ làm nóng của loại bình này rất tốt, 25 độ C/phút, công suất chỉ 12 kW.

Mùa đông năm nay cả nhà thoải mái tắm. Bên cạnh đó, tôi cũng sử dụng quạt điện chạy bằng khí gas, bóng đèn… để giảm bớt chi phí tiêu thụ điện năng của gia đình".

Còn nhớ mấy tháng trước, ông Nguyễn Văn Nhự, Phó Chủ tịch UBND kiêm Trưởng ban Nông nghiệp xã Nghĩa An chia sẻ với chúng tôi rằng: “Toàn xã chỉ có 5 trang trại xây dựng hầm biogas. Còn lại dùng phương pháp ủ phân vi sinh hoặc bán lại cho các chủ ao, hồ để làm thức ăn cho cá.

Hầu hết nước thải từ chuồng trại chăn nuôi thải ra môi trường đều chưa qua xử lý. Các hộ chăn nuôi, đặc biệt là các gia trại nằm xen kẽ trong khu dân cư, do vậy ảnh hưởng của ô nhiễm không khí bốc lên từ phân lợn, gà gây phiền toái cho không ít người...”.

Bà Nguyễn Thị Nghê, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa An giải thích: “Thực tế phải có ít nhất 15 hộ rất muốn xây nhưng thiếu kinh phí do mấy năm gần đây giá cả lợn, gà xuống thấp, chủ gia trại không có lãi hoặc lãi rất thấp”.

Nhờ cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Nam Trực tuyên truyền, hướng dẫn cách thức làm thủ tục vay vốn xây hầm chứa biogas theo dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp, một số hộ đã và đang chuẩn bị khởi công. Một trong số đó có hộ chị Bùi Thị Hà, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Nghĩa An. Chị Hà đang nuôi 40 - 50 con lợn.

Tại xã Nghĩa Châu, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định), một số hộ chăn nuôi không chỉ sử dụng công trình biogas vào mục đích xử lý chất thải gia súc, gia cầm mà còn lắp đặt đường ống dẫn nguyên liệu đầu vào từ nhà vệ sinh đến hầm khí sinh học để xử lý phân cho người và nước thải sinh hoạt.

Chủ tịch UBND xã Nghĩa Châu, Nguyễn Tiến Ninh cho biết, địa phương hiện có 30 hộ chăn nuôi đã đầu tư công trình hầm biogas, trong đó những hộ xây mới đều kết hợp xử lý chất thải của cầu tiêu. Gia đình ông Nguyễn Văn Quảng, thôn Đại Kỳ là trường hợp điển hình.

Ông Quảng chia sẻ: "Nhà tôi có 3 thế hệ sống chung, tổng cộng 9 người. Để thuận tiện, gia đình phải xây thêm 3 nhà vệ sinh. Ngày trước, riêng chi phí cho xây hầm chứa phân cầu tiêu tự hoại đã tốn 3 - 4 triệu đ/công trình để xử lý chất thải sinh hoạt.

Hiện gia đình đã lắp 1 hầm biogas dung tích 9 m3 để giải quyết phân thải cho 15 con lợn, 500 con gà. Sau thời điểm xuất bán lợn, nguồn phân nạp vào không có hoặc rất ít do lợn tái đàn còn nhỏ nên bếp gas không lên lửa.

Tôi nghĩ ra cách nối đường ống dẫn từ cầu tiêu xuống hầm để bổ sung nguyên liệu. Từ ấy, gas lên đều hơn. 2 nhà vệ sinh xây dựng sau này cũng không cần phải làm bể chứa làm gì cho tốn kém".

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.