| Hotline: 0983.970.780

Công ty cà phê 719 xây dựng mô hình sản xuất nấm

Thứ Ba 17/09/2013 , 10:04 (GMT+7)

Sản xuất nấm sẽ huy động được nhiều tiềm năng tại chỗ, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tăng nguồn thu cho Công ty và người dân trong vùng.

Công ty cà phê 719 là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty cà phê Việt Nam. Hiện nay, Công ty đang quản lý 1.716,5ha, trong đó đất 2 vụ lúa 900ha và 600 ha cà phê, nằm trên địa bàn xã EaKLy, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.

Trong sản xuất kinh doanh, Công ty đã dựa vào điều kiện tự nhiên- xã hội để bố trí cây trồng hợp lý, tạo ra những sản phẩm có giá trị đồng thời kinh doanh tổng hợp một cách có hiệu quả như: Nuôi trồng, sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu cà phê, lương thực, nông sản. Chăn nuôi gia súc, sản xuất và chế biến thực phẩm. Kinh doanh phân bón, giống cây trồng, vật tư phục vụ sản xuất. Kinh doanh xăng dầu, nước uống đóng chai. Sản xuất và kinh doanh tôm giống, tôm thịt xuất khẩu. Nuôi trồng và chế biến nấm ăn và nấm dược liệu.

Được biết, trong những năm qua một số đơn vị như Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ thuộc Sở khoa học và công nghệ, Trung tâm khuyến nông, Trung tâm dạy nghề huyện Krông Ana… và một số bà con nông dân ở tỉnh Đắk Lắk cũng đã bước đầu tiếp nhận công nghệ trồng nấm ở các Viện, Trường để triển khai sản xuất nấm mèo (nấm mộc nhĩ), nấm bào ngư (nấm sò), nấm rơm, với sản lượng nấm trong một năm ước đạt vài chục tấn. Nấm chủ yếu được bán tươi ở thị trường tự do như: Nấm sò, mộc nhĩ, linh chi sấy khô, nấm rơm muối.

Tuy nhiên, ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay chưa có một cơ sở sản xuất giống nấm nào đảm bảo đủ điều kiện về cơ sở vật chất, con người để chủ động cung cấp nguồn giống có chất lượng, đủ về số lượng cho các đơn vị trồng nấm.

Chủng loại nấm sản xuất trên địa bàn còn rất ít (3-4 loại nấm), trình độ khoa học công nghệ, kinh nghiệm tổ chức trong việc nhân giống, nuôi trồng, bảo quản, chế biến nấm còn nhiều hạn chế. Hầu hết nguồn cung giống nấm hiện nay đều phụ thuộc vào người làm dịch vụ nên rất bị động, chất lượng lại không đảm bảo, gây nên nhiều bất cập cho người sản xuất.


Nấm ngày càng được ưa ruộng trong thực đơn hàng ngày của các bà nội trợ

Theo ông Hoàng Sỹ Dũng- Giám đốc Công ty cà phê 719, hiện nay tỉnh Đắk Lắk chưa có đơn vị nào đảm nhiệm việc sản xuất giống nấm, chuyển giao công nghệ, thu mua, chế biến nấm có tính chuyên nghiệp. Năm 2011, đơn vị chúng tôi đã trồng thử nghiệm các loại giống nấm và được Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận là phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Vì vậy, đơn vị chúng tôi đã xây dựng mô hình sản xuất giống nấm, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ nấm ăn, nấm dược liệu, với kinh phí đầu tư là 7 tỷ đồng.

Xây dựng một xưởng chuyên sản xuất các loại giống nấm ăn, nắm dược liệu công suất 40 tấn giống nấm, xây dựng cơ sở tập trung chuyên sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm theo hướng công nghiệp tại Công ty, với sản lượng 300 tấn nấm tươi. Đồng thời phát triển thêm 5 trang trại chuyên trồng nấm, với sản lượng 200 tấn nấm tươi/năm.

Sản xuất nấm sẽ huy động được nhiều tiềm năng hiện có tại chỗ như nguồn rơm rạ trên 10.000 tấn, vỏ hạt cà phê, nguồn lao động tại chỗ tạo ra giá trị hàng chục tỷ đồng, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tăng nguồn thu cho Công ty và người dân trong vùng.

Xét về các điều kiện tự nhiên và nguồn nguyên liệu ở tỉnh Đắk Lắk có đến trên 1 triệu tấn rơm rạ, thân lõi ngô, mùn cưa, vỏ cà phê, bã mía, hiện nay phần lớn đang đốt bỏ, gây ô nhiễm môi trường. Nếu sử dụng một phần nguyên liệu này để trồng nấm thì sẽ tạo ra hàng chục tấn nấm để cung cấp nguồn thực phẩm an toàn cho xã hội, góp phần giải quyết việc làm và thu nhập cho hàng chục vạn lao động tại địa phương. Phế thải sau thu hoạch nấm được xử lý làm phân hữu cơ để cải tạo đất trồng lúa, cà phê, cao su… sẽ tăng năng suất và chất lượng cây trồng - Ông Hoàng Sỹ Dũng- Giám đốc Công ty cà phê 719.

Xem thêm
Cà phê có thể bị tiêu hủy nếu vi phạm quy định kiểm dịch của Mexico

Thông báo ngày 21/3 của Mexico sửa đổi các yêu cầu kiểm dịch thực vật hạt cà phê Arabica và Robusta nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt Nam.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tiến Nông được bình chọn là thương hiệu mạnh ASEAN 2024

Với sự ghi nhận này, Tiến Nông tự tin vươn tầm khu vực, trở thành thương hiệu của nông dân ASEAN.