| Hotline: 0983.970.780

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN LÂM NGHIỆP ĐƯỜNG 9

Chủ Nhật 08/01/2012 , 16:36 (GMT+7)

Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc: LÊ LỮ

Trụ sở: Khu phố 11 - Phường 5 - TP Đông Hà - Tỉnh Quảng Trị
Điện thoại: 053.3 852 396 - Fax: 053.3 852 396
 
 

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đường 9 là một Doanh nghiệp sở hữu 100% vốn Nhà nước được chuyển đổi từ Lâm trường Đường 9 theo Quyết định số 2471 /QĐ-UBND ngày 20/12/2006 của UBND Tỉnh Quảng trị và chính thức đi vào hoạt động tháng 5/2007. Công ty được Nhà nước giao quản lý và sử dụng rừng và đất rừng 7524 ha, phân bổ trên địa bàn 4 huyện thành: Huyện Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong và Thành phố Đông Hà. Chức năng nhiệm vụ của Công ty là quản lý bảo vệ xây dựng và phát triển vốn rừng, khai thác nhựa thông, trồng rừng kinh tế, khai thác gỗ củi rừng trồng và tham gia thực hiện một số hạng mục công trình thuộc Dự án 661 được giao vốn hàng năm.

* Ngành, nghề kinh doanh:
- Trồng và khai thác rừng trồng sản xuất
- Quản lý chăm sóc bảo vệ vốn rừng hiện có và thực hiện nhiệm vụ công ích
- Kinh doanh khai thác và chế biến nhựa thông
- Sản xuất kinh doanh giống cây Lâm nghiệp
- Đầu tư kinh doanh các mô hình sản xuất Nông Lâm kết hợp

* Một số thành tích đạt được trong những năm qua:
- Cờ của Tổng LĐLĐ Việt Nam năm 2004
- Bằng khen của Bộ NN&PTNT Việt Nam năm 2005
- Bằng khen của UBND tỉnh năm 2005, 2007, 2008
- Bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam Rừng thông nhựa do Công ty quản lý
- Bằng khen của BCH CĐ NN&PTNT Việt Nam năm 2006
- Bằng khen của BCH LĐLĐ tỉnh Quảng Trị năm 2007
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2008 về thành tích trong công tác từ năm 2005 - 2007

Vườn ươm trung tâm Công ty

* Một số chỉ tiêu cơ bản của năm 2012
Khai thác nhựa thông: 350 tấn
Khai thác gỗ rừng trồng: 400 ha
Gieo tạo cây giống caácloại: 70 vạn
Trồng rừng kinh tế : 340 ha
Trồng rừng cao su : 60 ha
Chăm sóc rừng: hơn 1.000 ha
Chỉ tiêu doanh thu : 15,2 tỷ đồng
Nộp ngân sách: 600 triệu đồng
Tiền lương bình quân : 3,5 triệu/người/tháng

Rừng thông nhựa do Công ty quản lý

* Một số chỉ tiêu cơ bản từ nay đến năm 2015:
- Trồng cây cao su: 1.000 ha
- Rừng trồng nguyên liệu: 2.800 ha
- Rừng thông nhựa đưa vào khai thác: 1.500 ha

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm