| Hotline: 0983.970.780

Công việc nhà nông

Thứ Năm 14/08/2014 , 08:15 (GMT+7)

Đối với chăn nuôi thú y, tiếp tục phương án chống nóng và chủ động các biện pháp bảo vệ cho đàn gia súc, gia cầm trong mùa mưa bão, có kế hoạch phục hồi SX chăn nuôi sau mùa mưa lũ. 

1. Cây trồng, bảo vệ thực vật

- Chủ động phòng chống úng vụ mùa, kịp thời tiêu úng và chăm sóc cây trồng sau ngập úng.

- Gieo ngô thu đông trên đất bãi sau khi đã hết lũ bằng các giống ngô lai có năng suất cao như LVN10, DK888, NK 1300... Chuẩn bị các điều kiện để trồng lạc vụ thu đông làm giống cho vụ xuân năm sau.

- Chăm sóc, thu hoạch các cây rau màu vụ hè thu; chuẩn bị gieo cây giống, trồng các loại cây rau vụ đông sớm gồm cà chua, su hào, cải bắp, rau đậu các loại...

- Chuẩn bị giống cây trồng cho SX vụ đông như ngô, đậu tương, khoai lang, khoai tây và hạt giống các loại rau... Kiểm tra độ nẩy mầm đậu tương để giống từ vụ trước, có kế hoạch cân đối lượng giống cần thiết cho vụ đông, thu hoạch đậu tương vụ hè để làm giống gieo trồng vụ đông.

- Chăm sóc vườn ươm nhân giống, thu hoạch nhãn muộn, bưởi, na... phòng chống bão, mưa to làm đổ cây, rụng quả và ngập úng vườn cây ăn quả.

- Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, theo dõi diễn biến của sinh vật hại và tổ chức phòng trừ kịp thời. Chú ý bọ rầy, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh khô vằn, vàng lá sinh lý, đốm sọc, bạc lá hại lúa; dòi đục lá, sâu xanh sọc trắng, bệnh giả sương mai hại dưa chuột; sâu đục thân, đục bắp, bệnh đốm lá, khô vằn hại ngô; sâu cuốn lá, sâu đục quả, bọ phấn, bệnh gỉ sắt, hoa lá hại đậu tương; bọ xít, sâu đục cành, nhện lông nhung hại nhãn, vải; rầy chổng cánh, sâu cuốn lá, sâu vẽ bùa, sâu đục cành, ruồi đục quả, bệnh sẹo hại cây ăn quả có múi; rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, bệnh đốm lá, bệnh chấm xám, tóc đen hại chè; đốm lá, sâu đục nụ hại cây hoa hồng, hoa cúc.

2. Chăn nuôi thú y

- Tiếp tục phương án chống nóng và chủ động các biện pháp bảo vệ cho đàn gia súc, gia cầm trong mùa mưa bão, có kế hoạch phục hồi SX chăn nuôi sau mùa mưa lũ. Tăng cường kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, nguồn gốc trứng đưa vào ấp nở tại các cơ sở ấp trứng gia cầm cung cấp con giống phát triển chăn nuôi trong vụ đông.

- Chú ý: Chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn gia súc, gia cầm trong mùa mưa lũ và tổng vệ sinh môi trường.

- Hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, tiêm phòng vắc xin bổ sung cho đàn vật nuôi, chú ý vệ sinh tiêu độc môi trường tại các vùng ngập úng, các vùng phân lũ, chậm lũ.

3. Thủy sản

- Cho đẻ kết thúc vòng 2 một số loài cá như mè, trôi, chép...

- Chuẩn bị ao để phân đàn cá bố mẹ.

- Thu hoạch một số cá như điêu hồng, rô phi đơn tính... và chuẩn bị giống thả bổ sung.

- Nuôi vỗ thành thục cho ba ba sinh sản vụ thu.

- Phòng chống lụt bão.

4. Thủy lợi

Kiểm tra cụ thể việc thực hiện nghiêm chỉnh Luật Đê điều và Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, nhất là trong mùa mưa bão. Xử lý nghiêm các vi phạm hành lang công trình đê điều và công trình thủy lợi. Chủ động tiêu nước mưa cho cây lúa ở giai đoạn làm đòng, trỗ chín, cây màu cố gắng không để úng ngập cục bộ làm giảm năng suất cây trồng.

Trên cơ sở diễn biến của thời tiết khí hậu thủy văn thực hiện phương án sơ tán dân ở những vùng có nguy cơ sạt lở ven sông Đà, sông Hồng, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ. Chủ động chống úng ngập, chống đổ cho các vườn cây ăn quả.

22 hóa chất, kháng sinh bị cấm sử dụng trong chăn nuôi

Cục Chăn nuôi (Bộ NN- PTNT) đang lấy ý kiến các địa phương, tổ chức, cá nhân trên cả nước về Thông tư ban hành Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, SXKD và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam.

Cụ thể có 22 hóa chất, kháng sinh sẽ bị cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi như Carbuterol, Cimaterol, Chloramphenicol, Clenbuterol, Diethylstilbestrol…

TH

 

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất